Phú Thiện: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 406 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, tổng dư nợ qua 16 chương trình tín dụng chính sách tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt hơn 406 tỷ đồng, giúp cho hơn 10.000 lượt hộ nghèo, gia đình chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vốn tín dụng ưu đãi giúp nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để làm nhà ở. Ảnh: Kim Liên

Vốn tín dụng ưu đãi giúp nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để làm nhà ở. Ảnh: Kim Liên

Qua 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, công tác tín dụng chính sách xã hội ở huyện Phú Thiện đã có nhiều chuyển biến rõ nét, phát triển bền vững cả về quy mô và chất lượng. Việc bổ sung các đồng chí Chủ tịch UBND xã, thị trấn tham gia vào Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã góp phần nâng cao sức mạnh chính trị trong bộ máy chỉ đạo điều hành, từ đó mọi chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội được nắm bắt và triển khai kịp thời đến người dân.

Xác định vốn tín dụng ưu đãi là công cụ hữu hiệu, thiết thực để thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm, hàng năm, huyện đều cân đối, bố trí vốn chuyển sang Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để bổ sung nguồn lực cho vay, nâng tổng số vốn ngân sách ủy thác đến nay lên trên 7,3 tỷ đồng. Tổng dư nợ qua 16 chương trình tín dụng chính sách tại địa phương đạt hơn 406 tỷ đồng, giúp cho 10.807 lượt hộ nghèo và các gia đình chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống; qua đó góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Điểm tựa của bản làng

Điểm tựa của bản làng

(GLO)- “Điểm tựa của bản làng” là chủ đề của lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức tại Hà Nội mới đây

Từ nguồn vốn dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong (xã Ia O) đang được triển khai sửa chữa. Ảnh: Lê Nam

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư-“Điểm tựa” giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Việc triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là điểm tựa giúp người dân làng Yom (xã Ia Khai) và khu vực biên giới xã Ia O ổn định cuộc sống.
Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

(GLO)- Nhờ những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thôn Bối (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

(GLO)- Đó là làng Díp, xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Theo anh Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng, cách đây vài năm, đoàn quay phim của VTV Travel đã về làng Díp thực hiện phóng sự “Ở ngôi làng quanh năm ăn cơm nếp”. 

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng trao đổi với các già làng về công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới

Già làng góp sức bảo vệ biên giới Ia Mơ

(GLO)- Bằng những việc làm thiết thực, 2 già làng ở xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là ông Rơ Lan Hlết (SN 1963, làng Klah) và bà Ksor H’Blâm (SN 1945, làng Krông) đã góp sức với lực lượng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới.

Đổi thay làng Têng 1

Đổi thay làng Têng 1

(GLO)- Nhờ sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) không ngừng đổi thay, khởi sắc. Hiện nay, làng đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đời sống của bà con ngày càng ấm no.

Hội LHPN huyện Chư Sê đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng, góp phần thay đổi nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Sê phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng

(GLO)- Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng; được đông đảo người dân đón nhận và bước đầu đem lại những kết quả khả quan.