Hàn Quốc phóng vệ tinh do thám thứ 2 lên quỹ đạo, hướng tới sở hữu 5 vệ tinh vào năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nhằm hướng tới việc sở hữu 5 vệ tinh do thám vào năm 2025, Hàn Quốc đã phóng vệ tinh do thám thứ 2 được sản xuất nội địa từ Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy vào lúc 19 giờ 17 phút ngày 7-4 (giờ địa phương, tức sáng 8-4 giờ Việt Nam), TNO và TTXVN đưa tin.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, vệ tinh đã cất cánh trên tên lửa SpaceX Falcon 9, hoạt động đưa vệ tinh lên quỹ đạo mất khoảng 45 phút sau khi phóng. Hiện tại, Hàn Quốc đang kiểm tra tình trạng hoạt động của vệ tinh thông qua các kết nối liên lạc với trạm mặt đất ở nước ngoài.

Tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX đưa vệ tinh do thám Hàn Quốc vào quỹ đạo. Ảnh: SPACEX

Tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX đưa vệ tinh do thám Hàn Quốc vào quỹ đạo. Ảnh: SPACEX

Trước đó, tháng 12-2023, vệ tinh do thám đầu tiên của Hàn Quốc được trang bị cảm biến quang điện và hồng ngoại để ghi lại hình ảnh chi tiết về bề mặt trái đất đã được phóng lên quỹ đạo từ căn cứ của Lực lượng Không gian Mỹ ở California bằng tên lửa SpaceX. Vệ tinh tiếp theo sẽ được trang bị cảm biến radar khẩu độ tổng hợp (SAR) để thu thập dữ liệu bằng vi sóng và có khả năng thu thập dữ liệu bất kể điều kiện thời tiết. 3 vệ tinh còn lại cũng sẽ được trang bị cảm biến SAR. Theo các nhà phân tích, khi hoạt động cùng nhau, 5 vệ tinh dự kiến sẽ cung cấp phạm vi phủ sóng và giám sát thường xuyên trong thời gian khoảng 2 giờ.

Ngoài 5 vệ tinh này, các cơ quan quốc phòng Hàn Quốc được cho là đang nỗ lực trang bị thêm khoảng 50-60 vệ tinh do thám cỡ nhỏ và siêu nhỏ vào năm 2030, dự kiến sẽ cung cấp dữ liệu về bán đảo Triều Tiên 30 phút/lần, hoặc có thể nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi số: Động lực để phát triển

Chuyển đổi số ở Gia Lai, động lực phát triển

(GLO)- Gia Lai đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số theo 3 trục: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội.