Lương thấp, áp lực cao, nghề giáo viên mầm non ngày càng ít hấp dẫn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ GD-ĐT nêu thực tế: 'Nghề giáo viên mầm non ngày càng ít hấp dẫn, do thu nhập thấp nhất trong các cấp học, trong khi giáo viên chịu áp lực cao nhất, thời gian làm việc dài nhất 9 - 12 giờ/ngày'.

Báo cáo về đổi mới, phát triển giáo dục mầm non (GDMN) đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ GD-ĐT chỉ ra rằng, mầm non vẫn là bậc học còn nhiều hạn chế, tồn tại.

Giáo viên mầm non là nghề ngày càng ít hấp dẫn do lương thấp, áp lực cao. Ảnh: H.M

Giáo viên mầm non là nghề ngày càng ít hấp dẫn do lương thấp, áp lực cao. Ảnh: H.M

Mạng lưới trường, lớp chưa đáp ứng nhu cầu đi học của trẻ. Năng lực đáp ứng nhu cầu huy động trẻ của mạng lưới cơ sở GDMN còn hạn chế. Tỷ lệ huy động: trẻ nhà trẻ mới đạt 32,1%, trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi mới đạt 93,1%. Hiện có khoảng gần 300.000 trẻ em ở tuổi mẫu giáo 3 - 4 tuổi chưa được đến trường,...

Hệ thống trường mầm non công lập hiện nay chưa đủ điều kiện để nhận thêm trẻ. Hệ thống trường ngoài công lập khó phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tại các khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư, phần lớn trẻ em đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở GDMN kém chất lượng.

Toàn quốc còn trên 5.000 phòng học mầm non phải học nhờ, học tạm; số phòng học kiên cố mới đạt khoảng 82%; thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDMN, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, miền núi.

Thiếu 50.000 giáo viên nhưng vẫn phải giảm biên chế

Cũng theo Bộ GD-ĐT, đội ngũ giáo viên mầm non thiếu nhiều, chất lượng chưa bảo đảm. Tình trạng thiếu giáo viên mầm non kéo dài trong nhiều năm chưa được giải quyết. Hiện cả nước còn thiếu khoảng 50.000 giáo viên mầm non, nhưng các địa phương vẫn thực hiện tinh giản biên chế viên chức là giáo viên bậc học này.

Trong số giáo viên nghỉ việc những năm gần đây thì giáo viên mầm non chiếm tỷ lệ cao nhất. "Nghề giáo viên mầm non ngày càng ít hấp dẫn, do thu nhập thấp nhất trong các cấp học, trong khi giáo viên chịu áp lực cao nhất, thời gian làm việc dài nhất (9 - 12 giờ/ngày)", Bộ GD-ĐT nêu thực tế.

Thực tế hiện nay lương khởi điểm của giáo viên mầm non thấp nhất so với cấp học khác do tương ứng với chuẩn trình độ đào tạo thấp. Giáo viên mới vào nghề từ 1 - 5 năm thì lương bình quân là 5 triệu đồng/tháng. Trong khi ở các tỉnh có khu công nghiệp, khu chế xuất thì một người lao động phổ thông bình thường cũng có mức thu nhập cao hơn như vậy. Đó là thực trạng khiến giáo viên mầm non nghỉ việc nhiều.

Bảng lương áp dụng đối với giáo viên mầm non hạng III và hạng II chưa có sự chênh lệch về hệ số lương, nên khi giáo viên thăng hạng từ III lên II thì chế độ, chính sách về tiền lương hầu như không được lợi nhiều, làm giảm động lực thăng tiến trong nghề nghiệp đối với giáo viên.

Bà Vũ Thu Hà, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, cũng cho rằng cần giải quyết việc thiếu giáo viên. "Hiện nay giáo viên mầm non thiếu nhưng không tuyển dụng được vì thiếu nguồn" bà Hà nêu và cho rằng cần có giải pháp để đảm bảo số lượng, chất lượng giáo viên.

Kiến nghị phổ cập giáo dục mầm non từ 3 tuổi

Bộ GD-ĐT kiến nghị với Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 - 5 tuổi (hiện nay chỉ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi - PV); kiến nghị với Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục mầm non.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cường điều kiện để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Có thể bạn quan tâm

“Gỡ khó” để hoàn thành 7 kế hoạch của ngành Giáo dục

“Gỡ khó” để hoàn thành 7 kế hoạch của ngành Giáo dục

(GLO)- Tại hội nghị sơ kết 3 năm (2021-2023) triển khai 7 kế hoạch của ngành Giáo dục diễn ra vào chiều 10-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ một số giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT tại địa phương

Kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT tại địa phương

Thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Huỳnh Văn Chương cho biết việc quan trọng cần làm trong thời gian tới là tập huấn về công tác thanh tra, kiểm tra và bắt đầu kiểm tra công việc tổ chức kỳ thi của địa phương.
Thầy giáo Vũ Văn Tùng(mặc áo đỏ xanh) đang hỗ trợ bánh mì cho học sinh Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp(ở xã Pơ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai). * ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai: Thầy Vũ Văn Tùng được vinh danh trong Chương trình “Vinh quang Việt Nam” năm 2024

(GLO)-Chiều ngày 12-5, thầy giáo Vũ Văn Tùng cho biết: “Thầy mới nhận Thông báo số 80 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Theo đó, Thầy vinh dự được mời ra Nhà hát lớn TP Hà Nội dự, nhận biểu trưng và phần thưởng của Chương trình “Vinh quang Việt Nam” vào ngày 19 -5 tới đây”.