Y án tử hình kẻ giết người tình trong nhà nghỉ, cướp tiền, xe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Rủ người yêu bỏ nhà đi làm ăn xa không được, Tuấn dùng dây sạc điện thoại siết cổ nạn nhân đến chết rồi cướp tiền, xe máy.

Ngày 26-9, tại trụ sở TAND tỉnh Đắk Lắk, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm vụ Phan Quốc Tuấn (33 tuổi, ngụ TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) bị truy tố về tội giết người và cướp tài sản.

Phan Quốc Tuấn lúc bị bắt. Ảnh: ĐS

Phan Quốc Tuấn lúc bị bắt. Ảnh: ĐS

HĐXX nhận định bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ. Ngay sau khi thực hiện hành vi giết người, bị cáo lại thực hiện một tội phạm nghiêm trọng khác là cướp tài sản. Bản án sơ thẩm đã tuyên đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Vì vậy, HĐXX đã bác kháng cáo, tuyên y án tử hình đối với bị cáo Phan Quốc Tuấn về hai tội danh trên.

Trước đó, xử sơ thẩm ngày 25-5, TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên phạt bị cáo Phan Quốc Tuấn mức án tử hình, buộc bồi thường cho gia đình bị hại 594 triệu đồng. Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Theo cáo trạng, Tuấn và chị PNAT (20 tuổi, ngụ TP Buôn Ma Thuột) là người yêu của nhau. Trưa 2-1, cả hai thuê phòng nghỉ tại phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột.

Do gia đình chị T không đồng ý cho cả hai quen nhau, Tuấn ngỏ ý rủ chị đưa theo con riêng cùng mình đi làm ăn xa. Chị T không đồng ý nên giữa hai người có lời qua tiếng lại với nhau.

Khi chị T ngồi dậy để đi về thì Tuấn bất ngờ kéo chị này ngã ra giường, rồi lấy dây sạc điện thoại siết cổ cho đến khi nạn nhân tử vong.

Sau khi gây án, Tuấn lục lấy số tiền 360.000 đồng cùng với chiếc xe máy của chị T rồi rời khỏi nhà nghỉ.

Có thể bạn quan tâm

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.