Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Bản Ghi nhớ về tuyển dụng lao động giữa Việt Nam và Malaysia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 207/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Bản Ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Malaysia.
Hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động sang làm việc tại Malaysia thực hiện đúng Bản ghi nhớ.

Hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động sang làm việc tại Malaysia thực hiện đúng Bản ghi nhớ.

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Bản Ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Malaysia ký ngày 21/3/2022.

Về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Bản ghi nhớ, các bộ, ngành và địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, nội dung Bản ghi nhớ, thực tế tình hình lao động của địa phương và các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, chiến dịch truyền thông chung và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giữa cơ quan chức năng hai nước và các địa phương;...

Nội dung khác của Kế hoạch là hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động sang làm việc tại Malaysia thực hiện đúng Bản ghi nhớ, trong đó, tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của pháp luật của Malaysia về tiếp nhận và quản lý lao động nước ngoài, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc ký kết các hợp đồng, làm thủ tục cho người lao động theo quy định của pháp luật của Malaysia, quy định của Bản ghi nhớ này, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện và hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động sang Malaysia lao động theo hợp đồng. Trong suốt thời gian có hiệu lực của Bản ghi nhớ, hướng dẫn các thay đổi liên quan đến chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài của Malaysia cho các doanh nghiệp để thực hiện.

Về công tác quản lý lao động, doanh nghiệp đưa người lao động sang Malaysia làm việc chịu trách nhiệm tổ chức quản lý người lao động theo đúng hợp đồng đã ký và quy định tại Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia trong công tác quản lý người lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì việc hướng dẫn Ban Quản lý lao động và chuyên gia tại Malaysia và các doanh nghiệp thực hiện.

Quý I/2023, hoàn thành thành lập Nhóm công tác của Việt Nam

Phối hợp với phía Malaysia thành lập Nhóm công tác chung để theo dõi việc thực hiện Bản ghi nhớ, tạo ra diễn đàn cho cán bộ hai Bên trực tiếp tham vấn lẫn nhau, bàn kế hoạch phối hợp trong thời gian tới, tổ chức họp định kỳ 1 năm một lần theo Quy định tại Bản ghi nhớ và đột xuất trong trường hợp cần thiết để trao đổi, đưa ra giải pháp kịp thời cho các vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình thực hiện, đánh giá việc thực hiện Bản ghi nhớ, báo cáo Chính phủ hai nước việc sửa đổi, bổ sung điều khoản của Bản ghi nhớ.

Thành phần chính Nhóm công tác của Việt Nam là Tổ công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm một Lãnh đạo Bộ, đại diện các đơn vị thuộc Bộ (Cục Quản lý lao động ngoài nước, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính), Lãnh đạo Ban Quản lý lao động và chuyên gia Việt Nam (thuộc Đại sứ quán) tại Malaysia; tham gia Nhóm công tác của Việt Nam có đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an.

Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Lãnh đạo Bộ mời đại diện các bộ, ngành có liên quan khác tham gia Nhóm công tác của Việt Nam.

Trong Quý I/2023, hoàn thành việc thành lập Nhóm công tác của Việt Nam. Nhóm công tác hoạt động từ khi được thành lập và xuyên suốt thời gian có hiệu lực của Bản ghi nhớ.

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

Chư Pưh phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

(GLO)-

Những năm qua, nhờ phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.