Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Đòn bẩy để sản phẩm của Gia Lai tăng sức cạnh tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Theo ông Nguyễn Nam Hải-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Gia Lai, thời gian qua, công tác tư vấn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã đạt được những kết quả khả quan. Số lượng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý... được bảo hộ ngày càng tăng.
Sản phẩm hạt điều rang củi Nguyễn Thiêm (huyện Ia Grai) được Sở KH-CN hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mã số, mã vạch và tiêu chuẩn cơ sở. Ảnh: Trần Dung

Sản phẩm hạt điều rang củi Nguyễn Thiêm (huyện Ia Grai) được Sở KH-CN hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mã số, mã vạch và tiêu chuẩn cơ sở. Ảnh: Trần Dung

Thời gian qua, Sở KH-CN đã quan tâm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Đến nay, Sở đã hỗ trợ và chủ trì lập hồ sơ xác lập quyền cho 14 sản phẩm địa phương. Riêng trong năm 2022, bộ phận chuyên môn thuộc Sở KH-CN đã tư vấn, hướng dẫn hơn 180 tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; có 150 nhãn hiệu có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và 117 văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghệ được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp. Sở KH-CN cũng đã lồng ghép hoạt động thanh-kiểm tra trong lĩnh vực SHTT vào các hoạt động thanh-kiểm tra chuyên ngành nhằm xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cũng trong năm 2022, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 1.088 vụ với 1.037 đối tượng vi phạm; khởi tố 13 vụ với 14 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính 898 vụ; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 20,2 tỷ đồng.

Khởi nghiệp từ hạt điều rang củi, anh Nguyễn Văn Thiêm-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Nguyễn Thiêm (làng Bia Ngó, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) đã nỗ lực để đưa sản phẩm nhanh chóng vươn ra thị trường. Năm 2020, từ nguồn nguyên liệu hạt điều thu hoạch trong vườn nhà và một số hộ dân trong xã, anh Thiêm đầu tư chế biến theo phương pháp rang củi. Sau gần 2 năm, sản phẩm hạt điều rang củi của anh đã được người tiêu dùng tìm mua với số lượng đơn hàng ngày càng tăng.

Anh Thiêm cho biết: “Sản phẩm hạt điều rang củi Nguyễn Thiêm đã được Sở KH-CN hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mã số, mã vạch và tiêu chuẩn cơ sở. Đây là “chìa khóa” giúp cho sản phẩm có thương hiệu chính thức trên thị trường, xây dựng uy tín thương mại cũng như quảng bá nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị hàng hóa”.

Anh Đoàn Anh Tuấn (thôn 1, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) với sản phẩm cà phê mang thương hiệu D&S. Ảnh: Trần Dung

Anh Đoàn Anh Tuấn (thôn 1, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) với sản phẩm cà phê mang thương hiệu D&S. Ảnh: Trần Dung

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý… Theo quy định, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các nội dung: Ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp như đối tượng của quyền, căn cứ xác lập quyền, điều kiện bảo hộ độc quyền, thủ tục các bước đăng ký bảo hộ và quy trình xử lý đơn đăng ký…; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định; quy định các biện pháp có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi của chủ văn bằng sở hữu công nghiệp, đó có thể là quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp tương ứng với hành vi xâm phạm quyền để xử lý.

Còn anh Đoàn Anh Tuấn (thôn 1, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) thì cho hay: “Năm 2022, sản phẩm cà phê mang thương hiệu D&S do tôi làm ra lọt top cà phê đặc sản tại cuộc thi ở Đak Lak. Hiện nay, với vùng nguyên liệu gần 15 ha, mỗi năm, tôi xuất ra thị trường trong nước trên 15 tấn nhân xanh và 2 tấn cà phê rang xay thành phẩm. Khi được chính quyền cũng như ngành chức năng địa phương tiếp sức xây dựng thành sản phẩm OCOP, các sản phẩm cà phê chất lượng cao của tôi được thị trường tiếp nhận với giá tương đối cao, người tiêu dùng tin tưởng”.

Trao đổi cùng P.V, Giám đốc Sở KH-CN thông tin: Hiện nay, các tổ chức, cá nhân đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng, đăng ký và bảo hộ quyền SHTT để tăng sức cạnh tranh. Sở đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2022-2030; tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới thuộc chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030”.

“Các chính sách về SHTT đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể; thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng SHTT, ngăn chặn lạm dụng quyền SHTT, khuyến khích và bảo đảm hoạt động cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng hợp pháp của các chủ sở hữu quyền SHTT cũng như của xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-ông Hải nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

(GLO)- Sau 1 năm đi vào hoạt động, mô hình “Khu chợ không dùng tiền mặt” tại Trung tâm Thương mại thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế số của địa phương.
Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.
Mạng 5G và xu hướng phát triển các sản phẩm trên nền tảng viễn thông công nghệ cao

Mạng 5G và xu hướng phát triển các sản phẩm trên nền tảng viễn thông công nghệ cao

Chiều 12/4, tại Hà Nội, Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG tại Việt Nam phối hợp với Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV) và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về nhà mạng, nhà cung cấp băng thông rộng di động và điện toán đám mây thế giới năm 2024.