Gia Lai: Ban hành kế hoạch về nâng cao năng suất và chất lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 18-11, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1866/KH-UBND về nâng cao năng suất và chất lượng trên địa bàn, giai đoạn 2022-2025.

Mục tiêu của kế hoạch là đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành, lĩnh vực, thông qua ứng dụng các thành tựu mới của khoa học, công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất tiên tiến, kết hợp với nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Chế biến bơ đông lạnh tại cơ sở của anh Nguyễn Thanh Phúc. Ảnh: Quang Tấn
Chế biến bơ đông lạnh tại cơ sở của anh Nguyễn Thanh Phúc (thôn 6, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Quang Tấn


Mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, đóng góp của khoa học công nghệ thông qua năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) chiếm khoảng 40%-43% tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đào tạo ít nhất 10 chuyên gia năng suất, chất lượng là cán bộ của các sở, ngành, doanh nghiệp được đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Trên 200 cán bộ lãnh đạo, quản lý năng suất, chất lượng của các Sở, ngành, doanh nghiệp, giảng viên các các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về nặng suất, chất lượng nhằm tạo nguồn nhân lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng gắn với những đòi hỏi mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hình thành tối thiểu 1 câu lạc bộ cải tiến năng suất tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và triển khai các mô hình điểm về cải tiến năng suất, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng công cụ hỗ trợ cho chuyển đổi số tiến tới sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh và đổi mới sáng tạo nâng cao năng suất tại 4 doanh nghiệp. Hỗ trợ 3 doanh nghiệp triển khai các giải pháp nâng cao năng suất, năng suất xanh, hướng tới mục tiêu kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Áp dụng các công cụ, hệ thống quản lý tiên tiến tại ít nhất 4 bệnh viện, phòng khám trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của công tác khám chữa bệnh. Áp dụng công cụ 5S tại ít nhất 10 trường học, góp phần rèn luyện tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục đào tạo. Hướng dẫn, hỗ trợ 20 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho chuyển đổi số tiến tới sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh. 10 doanh nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, quy chuẩn kỹ thuật.

Đến 2025 phấn đấu có ít nhất 4 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng chất lượng Quốc gia. Hỗ trợ hình thành ít nhất 1 đơn vị đánh giá sự phù hợp; tăng cường năng lực thử nghiệm, phân tích, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các đơn vị kiểm định, kiểm nghiệm. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc thù, tiềm năng, sản phẩm OCOP của tỉnh. 100% các phân hiệu đại học tại tỉnh, trường cao đẳng, trung tâm nghiên cứu được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Kế hoạch cũng đặt ra 6 nhiệm vụ, giải pháp gồm: nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quản lý chất lượng của doanh nghiệp và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Thông tin, tuyên truyền về năng suất, chất lượng, đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng; nâng cao năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng.

 

KIỀU PHAN

 

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.