Chuyện đặt tên huyện Đức Cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nếu không có ý kiến đóng góp của ông Rah Lan Loal (67 tuổi, làng Sung Kép, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ) và một số người thì huyện biên giới, nơi có Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã mang một cái tên khác. Đức Cơ là cái tên gắn liền với chiến thắng lịch sử oanh liệt Chư Bồ-Đức Cơ.

Khung cảnh trù phú nơi vùng biên giới Đức Cơ ngày nay. Ảnh: Phương Vi
Khung cảnh trù phú nơi vùng biên giới Đức Cơ ngày nay. Ảnh: Phương Vi

Trong cuộc trò chuyện với chị Rơ Mah H’Lih-Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Kla, tôi được biết cha của chị là người đã góp phần giữ tên “Đức Cơ” cho huyện nhà. Sau những cái gật đầu xác nhận của ông Ksor Kre-Chủ tịch UBND xã và ông Ksor Thâm-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, tôi ngỏ ý đến gặp ông Loal để được nghe tường tận câu chuyện.

Trong căn nhà nhỏ của ông Loal, trên 4 vách tường treo rất nhiều bằng khen, giấy khen của 2 vợ chồng. Riêng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng ông trưng trong tủ kính ngay phòng khách. “Tôi sinh năm 1954. Năm 1975, tôi được kết nạp vào Đảng. Khi ấy tôi mới 21 tuổi”-ông Loal tự hào nói.

Nhấp một ngụm nước mát, ông Loal kể: Năm 1965, ông tham gia cách mạng. Đến năm 1973, ông được tổ chức cho đi học văn hóa. Cuối năm 1973, ông về nhận nhiệm vụ tại Khu 4 (gồm 3 huyện Chư Păh, Ia Grai và Chư Prông). Khi ấy, nhiệm vụ của ông không phải dạy học mà là đi xây dựng phong trào học văn hóa ở cơ sở. “Công việc khi ấy của tôi là đi vận động, tuyên truyền bà con ai có con cái thì cho đi học. Có học sinh thì dựng trường. Trường được làm bằng nứa, lồ ô, lợp lá, bàn ghế cũng đơn sơ”-ông kể.

Ông Rah Lan Loal tự hào khi mình đã góp công đặt tên cho huyện Đức Cơ. Ảnh: Phương Vi
Ông Rah Lan Loal tự hào khi mình đã góp công đặt tên cho huyện Đức Cơ. Ảnh: Phương Vi
Ông Phạm Đình Thu-nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ: “Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện mở rộng nhằm lấy ý kiến về việc đặt tên cho huyện mới lúc bấy giờ, có ý kiến nên đặt là huyện Chư Ty. Bên cạnh đó, ông Rah Lan Loal và một số đại biểu nêu ý kiến nên đặt tên huyện là Đức Cơ. Ý kiến này được ghi nhận trình lên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định đặt tên huyện là Đức Cơ, tên thị trấn là Chư Ty”.

Nhắc đến tên của huyện nhà, ông Loal gật gù nói: “Đúng rồi, tên “Đức Cơ” là do tôi nêu ý kiến”. Từ năm 1982, ông được tăng cường về B10 (xã Ia Kla bây giờ) dạy học và công tác thanh niên. Những năm 1986-1989, ông Loal kiêm nhiệm các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND xã Ia Kla. Khi ấy, ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chư Păh (cũ). Năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng quyết định tách 4 xã: Ia Krêl, Ia Dơk, Ia Kla, Ia Dom (huyện Chư Păh) và 4 xã: Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Lang, Ia Kriêng (huyện Chư Prông) để thành lập huyện mới. Ông Loal nhớ lại: “Trong hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhằm thống nhất tên gọi mới cho huyện, khi nghe mọi người đề xuất tên “Chư Ty”, tôi không nhất trí. Theo tôi, huyện bây giờ nên đặt là “Đức Cơ”, thị trấn Chư Ty thì mới hợp lý. Vì “Đức Cơ” là tên của căn cứ nằm trong cụm cứ điểm liên hoàn cùng với căn cứ Chư Bồ của quân Mỹ-ngụy. Sau chiến thắng Chư Bồ, quân ta đã tiến lên đánh tan cứ điểm Đức Cơ vào ngày 20 và 21-1-1973. Chiến thắng ấy đã góp phần mở rộng vùng giải phóng ở phía Tây của tỉnh, thu hẹp vùng kiểm soát của địch ngay trước khi ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Vì vậy, khi nhắc đến Đức Cơ, người dân ở các nơi khác đều biết. Đó cũng là niềm tự hào của người dân trong huyện nên tôi nghĩ đặt tên “Đức Cơ” là ý nghĩa nhất”. Trước ý kiến xác đáng ấy của ông Loal, các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lúc ấy đều nhất trí cao. “Đức Cơ” chính thức được đặt tên cho huyện kể từ đó.

Việc làm tuy nhỏ nhưng mãi là niềm tự hào không chỉ của riêng ông Loal mà còn của cả người dân huyện Đức Cơ. Ông Ksor Thâm-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Kla-tâm sự: “Mặc dù đã được nghe ông Loal nhiều lần kể chuyện đặt tên huyện, nhưng lần nào nghe tôi cũng rất háo hức. Khi nghe ông kể, tôi hiểu thêm được ý nghĩa tên của huyện mình, từ đó luôn tự hào và yêu quý mảnh đất mình đang sống”.

Nhìn con đường nhựa rộng rãi thẳng tắp chạy ngang trước nhà, ông Loal bộc bạch: “So với ngày mới thành lập, huyện Đức Cơ giờ đây đã đổi khác rất nhiều. Đời sống của bà con không ngừng nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Tôi thấy rất vui khi mình được góp một chút công sức nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển của địa phương”.

PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.