Blôm "thay áo mới"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khu dân cư tập trung được quy hoạch bài bản, cuộc sống sinh hoạt ổn định đang dần hiện hữu ở làng Blôm (xã Kim Tân) theo Đề án xây dựng làng nông thôn mới của huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) giai đoạn 2019-2022.
Gia đình anh Nay Chim (làng Blôm, xã Kim Tân, huyện Ia Pa) san lại nền đất nhà ở tại khu định cư mới. Ảnh: Ngọc Sang
Gia đình anh Nay Chim (làng Blôm, xã Kim Tân, huyện Ia Pa) san lại nền đất nhà ở tại khu định cư mới. Ảnh: Ngọc Sang
Dẫn chúng tôi đến thăm một số gia đình, ông Ksor Bluynh-Trưởng thôn Blôm-cho hay: Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, đề án sắp xếp dân cư làng Blôm đã cơ bản hoàn thành. Đề án không chỉ giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất mà còn tạo nên một khu dân cư mới có đủ điều kiện sản xuất cho từng hộ gia đình và tiện cho việc triển khai đầu tư các công trình phục vụ dân sinh như: điện, đường, trường, trạm.
Ông Ksor Bluynh cho biết thêm: Trước đây, làng Blôm có 433 hộ với 2.130 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 90%. Làng có 426 căn nhà nhưng có tới 51 căn nhà xập xệ, xuống cấp; 8 hộ tách khẩu nhưng không có nhà phải sống với cha mẹ; 14 hộ không có đất sản xuất; 391 hộ không có nhà vệ sinh; 92 hộ nghèo, chiếm 21,25%...
Bên cạnh đó, nhà cửa xây dựng tự phát, không có quy hoạch, ranh giới giữa các nhà không có dẫn đến khó xác định được đất ở cho mỗi hộ. Ngoài ra, do không có chuồng trại nên việc nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của người dân. Vì vậy, việc triển khai thực hiện đề án sắp xếp dân cư được bà con đồng tình, ủng hộ.
Đang san lại vườn nhà tại khu định cư mới, anh Nay Chim cho hay: “Vợ chồng tôi trước đây ở chung với cha mẹ. Nhà chật và đông nên rất bất tiện. Được cán bộ xã vận động, đầu năm 2020, gia đình tôi chuyển về nơi ở mới. Khi đó, tôi được cấp 300 m2 (đất ở, đất vưđược hỗ trợ tiền làm nhà, xây nhà vệ sinh, phát triển sản xuất... Cán bộ xã thường xuyên hướng dẫn tôi ăn ở hợp vệ sinh và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi”.
Cách đó không xa là gia đình anh Ksor Phương. Căn nhà gỗ rộng rãi vừa được hoàn thành theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Jrai. Phía dưới gầm nhà sàn, anh phương mở tiệm sửa chữa máy nông nghiệp.
“Trước đây, tôi đi làm thợ ngoài thị xã Ayun Pa. Do gia đình tôi ở cuối làng, đường đi thì nhỏ hẹp nên không đủ điều kiện để mở tiệm. Nay dọn về khu làng mới này, đường giao thông đi lại rất thuận tiện nên đã tạo việc làm thường xuyên cho gia đình tôi. Bình quân mỗi tháng, tôi thu nhập hơn 3 triệu đồng từ nghề sửa chữa máy nông nghiệp”-anh Phương chia sẻ. 
Người dân đã biết xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt gia súc. Ảnh: Ngọc Sang
Người dân đã biết xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt gia súc. Ảnh: Ngọc Sang
Bà Nguyễn Hồng Vân-Phó Chủ tịch UBND xã Kim Tân-cho hay: Theo đề án của UBND huyện, làng Blôm mới được quy hoạch trên diện tích hơn 5,5 ha, bố trí giãn dân và di dời 133 hộ đến nơi ở mới, mỗi hộ được cấp 300 m2 (gồm đất ở, đất vườn), trong số này có thêm 9 hộ không có đất ở được cấp đất làm nhà. Ngoài ra, chính quyền còn bố trí thêm 27 lô đất dự phòng để sau này cho các hộ tách khẩu.
Trục đường chính qua làng được trải nhựa kết nối trung tâm huyện và đường Trường Sơn Đông. Xung quanh các khu dân cư đều có đường giao thông được bê tông hóa, đường điện thắp sáng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, mương thoát nước, trồng cây xanh, xây nhà văn hóa, khôi phục bến nước của làng… Tổng kinh phí thực hiện đề án hơn 13 tỷ đồng, trong đó, người dân đóng góp gần 4 tỷ đồng.
Trao đổi với P.V, ông Trần Quốc Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa-cho biết: Đề án xây dựng làng nông thôn mới Blôm được xây dựng trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế tại địa phương nói chung và làng Blôm nói riêng. Việc bố trí, sắp xếp lại dân cư nhằm tạo nên một khu dân cư mới có đủ không gian sinh sống, sản xuất cho từng hộ gia đình và tiện cho việc triển khai đầu tư các công trình phục vụ dân sinh và những điểm tham quan du lịch. Đối với những hộ không có đất sản xuất, huyện có phương án hỗ trợ giống vật nuôi để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020, số hộ nghèo giảm 7%/năm.
“Thời gian tới, huyện tiếp tục huy động mọi nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân; ưu tiên bố trí vốn vay ưu đãi cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo để phát triển sản xuất. Cùng với việc hỗ trợ trực tiếp, huyện cũng có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhằm tạo việc làm cho người dân. Đồng thời, khôi phục lại nghề truyền thống, đầu tư xây dựng nhà rông văn hóa và các công trình văn hóa khác để phát triển làng Blôm thành điểm du lịch của huyện”-Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin.
NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.