Tiếng loa phòng dịch trên biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 1 tuần qua, người dân xã biên giới Ia Nan (huyện Đức Cơ) đã quen thuộc với hình ảnh cán bộ Đồn Biên phòng Ia Nan chở theo phía sau xe máy 1 chiếc loa phát liên tục các nội dung tuyên truyền liên quan đến công tác phòng-chống dịch Covid-19 ở khắp các đường làng, ngõ xóm.

 

Cán bộ Đồn Biên phòng Ia Nan chở loa đi tuyên truyền ở khu vực chợ xã. Ảnh: A.H
Cán bộ Đồn Biên phòng Ia Nan chở loa đi tuyên truyền ở khu vực chợ xã. Ảnh: A.H


Ông Rơ Châm Tưng-Bí thư Đảng ủy xã Ia Nan: “Tiếng loa Biên phòng” được triển khai theo hình thức “đi từng ngõ, gõ từng nhà” và tuyên truyền bằng 2 thứ tiếng nên rất thiết thực, bổ ích. Thông qua mô hình, người dân trên địa bàn, nhất là 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số đã nghe, hiểu về mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19 và chấp hành nghiêm các quy định.

“Thưa bà con, để phòng-chống dịch Covid-19, ngày 31-3-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 1-4 đến ngày 15-4-2020 trên phạm vi cả nước. Từ 0 giờ ngày 1-4 tạm thời đóng cửa tất cả các cửa khẩu, đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia...”. Những âm thanh ấy được phát lặp đi lặp lại bằng 2 thứ tiếng Kinh và Jrai để tất cả người dân trong xã đều có thể nghe, hiểu. Nói về mô hình “Tiếng loa Biên phòng”, Đại úy Phan Trung Tình-Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia Nan-cho biết: Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tuyên truyền tập trung đông người không còn phù hợp, tuyên truyền nhỏ lẻ lại không phát huy hiệu quả. Do đó, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn xác định phải đổi mới công tác tuyên truyền, vận động. Để không gây nhàm chán về nội dung và hình thức tuyên truyền, ngoài việc treo các khẩu hiệu, pa nô, áp phích, đơn vị đã triển khai mô hình “Tiếng loa Biên phòng”.

Tận dụng chiếc loa sẵn có, đơn vị đã làm thêm 1 chiếc hộp gỗ bên ngoài có sơn màu xanh, màu đặc trưng của Bộ đội Biên phòng. Phía sau chiếc hộp có ghi dòng chữ “Tiếng loa Biên phòng” và hai bên hông là các dòng chữ: “Yêu Tổ quốc yêu đồng bào, ai ở chỗ nào ở yên chỗ đó”, “Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng-chống dịch Covid-19”. Tranh thủ sáng sớm và chiều tối, cán bộ, nhân viên Đội Vận động quần chúng chở chiếc loa phía sau xe máy chạy dọc các tuyến đường và phát các nội dung tuyên truyền đã được thu âm sẵn. Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia Nan cho hay: Mỗi ngày, đơn vị sẽ tuyên truyền khoảng 2 giờ (sáng từ 5 giờ 45 phút đến khoảng 6 giờ 45 phút; chiều từ 17 giờ 15 phút đến 18 giờ 15 phút) ở 4 thôn, làng và hôm sau lại tiếp tục ở các thôn, làng còn lại. Ở những khu vực tập trung đông người, cán bộ phụ trách “Tiếng loa Biên phòng” sẽ chạy xe chậm và phát đi phát lại các nội dung tuyên truyền để người dân nghe, hiểu và tự giác chấp hành. “Tùy vào tình hình thực tế, đơn vị sẽ xây dựng nội dung tuyên truyền cho phù hợp. Riêng trong giai đoạn hiện nay, đơn vị tập trung tuyên truyền về công tác phòng-chống dịch Covid-19, nhắc nhở người dân không ra đường khi không thật cần thiết, không tụ tập đông người và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m; vận động người dân khai báo y tế đầy đủ và nếu có người thân từ nơi khác về thì báo chính quyền địa phương”-Đại úy Tình thông tin thêm.

Mặc dù mới triển khai chưa lâu, song “Tiếng loa Biên phòng” của Đồn Biên phòng Ia Nan đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của người dân lẫn cấp ủy, chính quyền địa phương. Ông Phạm Văn Xuân-chủ quầy hàng bán thịt bò tại chợ xã Ia Nan-bày tỏ: “Tôi thấy mô hình này rất thiết thực. Bà con buôn bán trong chợ hàng ngày đều nghe thông tin phát ra từ chiếc loa và ai cũng nghiêm chỉnh chấp hành, nhất là việc đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh, buôn bán nhưng không tụ tập, phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ”. Tương tự, anh Ksor Thuen (làng Nú) bộc bạch: “Nhờ có “Tiếng loa Biên phòng”, mình đã hiểu rõ hơn về tình hình dịch Covid-19 và luôn nhắc nhở con cháu ở yên trong nhà, không ra đường. Mình cũng gọi điện thoại cho người thân, anh em ở các làng khác không đến chơi nhà nhau trong lúc này để phòng dịch”.

 

 ANH HUY



 

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.