Phòng-chống dịch bệnh trong vùng dân tộc thiểu số: Linh hoạt, hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, công tác tuyên truyền về phòng-chống dịch Covid-19 được đẩy mạnh trên địa bàn tỉnh, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều hình thức phong phú, trực quan, giúp người dân nắm vững thông tin và chung tay phòng-chống dịch bệnh.
LINH HOẠT TRONG TUYÊN TRUYỀN
Một bộ phận bà con dân tộc thiểu số còn hạn chế trong sử dụng tiếng phổ thông nên không phải ai cũng nghe và hiểu hết được những khuyến cáo của Bộ Y tế về cách phòng-chống dịch Covid-19. Chính vì vậy, cán bộ cơ sở đã linh hoạt áp dụng nhiều cách thức để tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hành giúp người dân chủ động phòng tránh.
Khi được hỏi về dịch Covid-19, bà Rơ Mah H’Síp (làng Mook Trang, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) chỉ hiểu nôm na rằng dịch bệnh này xuất phát từ Trung Quốc, rất nguy hiểm, lây lan nhanh… Về các biện pháp phòng tránh, bà H’Síp nói: “Cán bộ đến tuyên truyền thường xuyên, hướng dẫn mình rửa tay đúng cách, đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người, vệ sinh họng miệng bằng nước muối, không tụ tập đông người. Mình làm theo và nhắc nhở con cháu trong nhà cùng thực hiện”.
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) thực hành rửa tay đúng cách. Ảnh: N.N
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) thực hành rửa tay đúng cách. Ảnh: N.N
Ngoài được tặng nước rửa tay sát khuẩn, phát tài liệu tuyên truyền có nhiều hình ảnh sinh động trực quan về phòng-chống dịch Covid-19, chị Kpuih Hoa cùng bà con làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) còn được cán bộ y tế đến tận nhà hướng dẫn thực hành các biện pháp phòng-chống. Chị Hoa cho hay: “Nhân viên y tế tuyên truyền nhiều nên mình ý thức rõ dịch bệnh này nguy hiểm như thế nào. Mới đây, dân làng được một nhóm từ thiện tặng nước rửa tay sát khuẩn. Sau đó, nhân viên y tế đến tận nhà hướng dẫn cách sử dụng và rửa tay đúng cách, hướng dẫn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người… Mình có người bà con bên Campuchia, trước đây hay qua lại thăm hỏi nhưng sau khi nghe cán bộ Biên phòng tuyên truyền, mình đã hạn chế qua lại. Khi nào tình hình ổn định thì mới tính tiếp”-chị Hoa nói.
Không chỉ tuyên truyền về cách phòng tránh, nhân viên y tế còn hướng dẫn người dân những dấu hiệu nhận biết bệnh để khi có biểu hiện nghi ngờ thì cần đến ngay Trung tâm Y tế huyện thăm khám. Chị Rơ Châm Alui (làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Pah) chia sẻ: “Được cán bộ tuyên truyền dễ hiểu, bà con nắm được thông tin cần thiết, thực hiện các biện pháp phòng bệnh và khi có dấu hiệu như sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám kịp thời”.
CHUNG TAY PHÒNG-CHỐNG DỊCH BỆNH
Cùng với đội ngũ y tế, các trưởng thôn, già làng, người uy tín cũng tích cực làm nhiệm vụ tuyên truyền trong cộng đồng. Ông Siu Đim-Trưởng thôn Tung (xã Ia Nan) cho biết: “Cả thôn có 245 hộ, 98% là đồng bào dân tộc thiểu số. Mình phối hợp với chính quyền địa phương, cán bộ Biên phòng đến từng gia đình tuyên truyền, kể cả gặp ở ngoài đường cũng tranh thủ nhắc nhở bà con tích cực tham gia phòng-chống dịch bệnh”.
Ông Đinh Duy Vượt- Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai  trao đổi với trưởng thôn làng Tung, xã Ia Nan, Đức Cơ về công tác tuyên truyền phòng, chống dịch. Ảnh: N.N
Ông Đinh Duy Vượt- Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai trao đổi với trưởng thôn làng Tung, xã Ia Nan, Đức Cơ về công tác tuyên truyền phòng, chống dịch. Ảnh: N.N
Trong khi đó, cũng huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị nên công tác tuyên truyền của xã Ia Ka được thực hiện rất tốt. Bà Rơ Châm H’Ken-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã-thông tin: Hội lồng ghép tuyên truyền về dịch bệnh trong các buổi sinh hoạt, các hội viên lại về tuyên truyền cho gia đình cùng thực hiện phòng-chống. Kênh thông tin từ báo đài và từ cán bộ địa phương tác động đồng thời nên người dân đều nâng cao ý thức.
Cùng với chính quyền địa phương, lực lượng Biên phòng cũng thường xuyên bám sát địa bàn, tuyên truyền trực tiếp, kịp thời cho người dân. Thiếu tá Rơ Châm Tuynh-Đội trưởng Vận động quần chúng (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh) cho biết: “Nhiều người dân tộc thiểu số trên địa bàn không nghe được tiếng phổ thông, nhất là người già. Thuận lợi của đội là có 3 cán bộ người địa phương nên công tác tuyên truyền giúp bà con nắm thông tin về dịch bệnh và cách phòng tránh cũng không gặp nhiều khó khăn”.
Theo ông Mai Xuân Hải-Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh, cùng với các ban, ngành, đoàn thể, hơn 2.100 nhân viên y tế thôn, làng trên địa bàn tỉnh là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền về dịch bệnh, trong đó đặc biệt chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh sẽ góp phần huy động sự chung tay của người dân nhằm phòng-chống dịch hiệu quả.  
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.