Chư Sê chú trọng xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Những năm qua, các xã không chỉ tích cực xây dựng nông thôn mới (NTM) mà còn thực hiện tốt công tác xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa”-ông Phạm Viết Nghị-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Sê cho biết.
Đến nay, huyện Chư Sê có 10/14 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Các xã này cũng đều đạt chuẩn xã văn hóa NTM. Để có được thành tích này, hàng năm, Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở các xã đã xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa được các xã đặc biệt quan tâm. “Hoạt động bình xét gia đình văn hóa được thực hiện công khai, minh bạch ngay từ đầu năm. Các gia đình đạt danh hiệu văn hóa được biểu dương, cấp giấy chứng nhận trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và được tuyên dương trên hệ thống truyền thanh xã. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên số gia đình đạt danh hiệu văn hóa năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu năm 2018, toàn huyện có 80% gia đình đạt danh hiệu văn hóa thì đến cuối năm 2019, tỷ lệ này chiếm 85%”-ông Nghị chia sẻ.
Chư Sê tích cực xây dựng đời sống văn hóa. Ảnh: Đ.Y
Chư Sê tích cực xây dựng đời sống văn hóa. Ảnh: Đ.Y
Tại lễ công bố xã Bar Măih đạt chuẩn NTM, ông Trần Minh Nhật-Chủ tịch UBND xã-thông tin: Xã có 5 thôn, làng, trong đó, người Jrai chiếm 89,43% dân số. Để giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống, công tác xây dựng thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa được xã xác định là nòng cốt. Bằng sự đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị, xã đã huy động nhân dân góp công, góp của xây dựng các thiết chế văn hóa. Đến nay, cả 5 thôn, làng đều được công nhận đạt tiêu chí văn hóa. Hàng năm, xã có trên 90% gia đình được công nhận văn hóa, trong đó có 70% được cấp giấy chứng nhận gia đình văn hóa 3 năm liên tiếp trở lên.
Tại xã Ia Tiêm, tiêu chí về văn hóa được thực hiện với cách làm hay và sáng tạo. Ông Trần Văn Ban-Chủ tịch UBND xã-cho biết: Cuối năm 2018, xã đạt chuẩn NTM, đến đầu năm 2019 thì đạt chuẩn văn hóa NTM. Trước đó, xã đã tích cực vận động xã hội hóa trong xây dựng nhà văn hóa cộng đồng cho 12 thôn, làng. Cùng với nguồn hỗ trợ 70% kinh phí của huyện và sự góp công của người dân, đến nay, 100% thôn, làng của xã đều có nhà văn hóa cộng đồng.
Đi đầu trong phong trào này ở Ia Tiêm là làng Lê Ngol. Trưởng thôn Rah Lan Mur cho hay: “Là làng điểm xây dựng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số nên chúng tôi thường xuyên tuyên truyền bà con quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Riêng nhà văn hóa làng được xây dựng năm 2017 với kinh phí gần 400 triệu đồng, trong đó, Nhà nước hỗ trợ 300 triệu đồng, nhân dân đóng góp 82 triệu đồng và ngày công xây dựng”.
Ông Rah Lan Mur (bìa phải)-Trưởng thôn Lê Ngol (xã Ia Tiêm) tuyên truyền người dân tích cực xây dựng NTM. Ảnh: Đ.Y
Ông Rah Lan Mur (bìa phải)-Trưởng thôn Lê Ngol (xã Ia Tiêm) tuyên truyền người dân tích cực xây dựng NTM. Ảnh: Đ.Y
Bên cạnh công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, việc định hướng nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội cũng được đặc biệt chú trọng. Thông qua việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, đến nay, việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện đều được tổ chức trang trọng, chu đáo, tiết kiệm.
Tuy nhiên, theo Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Sê, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn còn gặp không ít khó khăn do thiếu kinh phí tổ chức, đa phần do Ban chỉ đạo cấp huyện, xã trực tiếp đi vận động. Trong khi đó, phần lớn người dân sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống còn bấp bênh do nông sản mất mùa, mất giá, dịch bệnh hoành hành. “Để tiếp tục nâng cao các tiêu chí của xã đạt chuẩn văn hóa NTM, huyện sẽ tiến hành khảo sát nhằm đánh giá đúng thực trạng việc xây dựng đời sống văn hóa, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa-thể thao, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, huyện đề nghị cấp trên quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, thể dục-thể thao, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân ở xã đạt chuẩn văn hóa NTM”-ông Nghị đề xuất.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.