Đồng bào các dân tộc phía Bắc ở Krong: Mỗi năm... 3 cái Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hàng chục năm di cư vào sinh sống cùng cộng đồng người Kinh, Bahnar, bà con người dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc như: Mường, Tày, Thái… ở xã Krong (huyện Kbang) vẫn giữ nguyên nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần đem đến những sắc xuân tươi mới, độc đáo. Đặc biệt, mỗi năm, đồng bào nơi đây có đến... 3 cái Tết!

Với người Mường, người Thái ở Krong, Tết Nguyên đán không thể thiếu bánh tét và cây mía trong lễ vật dâng cúng gia tiên. Theo phong tục của người Mường, lễ vật bao gồm: bánh kẹo, bánh tét, thịt, nải chuối xanh và 2 cây mía. “Người Mường chúng tôi đặt 2 cây mía ở 2 bên bàn thờ gia tiên với ý nghĩa tượng trưng cho cây gậy để các cụ chống đi về đón Tết cùng con cháu”-chị Đinh Thị Chuyên-Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Hro (xã Krong) chia sẻ.


 

Cộng đồng các dân tộc phía Bắc và các dân tộc bản địa ở vùng đất Krong trong một lễ hội. Ảnh: L.H
Cộng đồng các dân tộc phía Bắc và các dân tộc bản địa ở vùng đất Krong trong một lễ hội. Ảnh: L.H

Khi dâng cúng gà, heo, các gia đình người Mường, Thái không để nguyên con mà chặt ra thành miếng nhỏ, có vậy thì ông bà mới “ăn” được. Trên mâm cỗ cúng luôn phải có 2 nắm cơm gói trong lá chuối. Đây là phần cơm để ông bà dùng “ăn” dọc đường về với con cháu. Họ không có phong tục đốt vàng mã, cũng không cúng hoa tươi trên bàn thờ gia tiên mà chỉ mua một cành đào thắm chưng trong nhà đón Tết.         

Cộng đồng người Mường, người Thái ở Krong thường làm lễ cúng gia tiên vào ngày 30 tháng Chạp. Ngày mùng 1 là ngày “làm Tết chung”, cả cộng đồng sẽ cùng tập trung vui chơi; từ ngày mùng 2 mới bắt đầu đi chúc Tết họ hàng. Mỗi gia đình đều chuẩn bị rượu tiệc linh đình để mời khách với các thức món ăn truyền thống như: bánh tét, cơm nếp, lạp xưởng, thịt trâu/bò gác bếp, thịt gà… Từ ngày mùng 5 trở đi, các gia đình sẽ chọn ngày đẹp để xuống đồng đầu năm, bắt đầu một năm làm việc mới.

Ngoài Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm, người Mường, người Thái còn đón thêm Tết Xíp xí (còn gọi là Tết cho trẻ em đi chăn trâu, chăn bò) diễn ra vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch-thời điểm nông nhàn, trâu bò được nghỉ ngơi. “Tết Xíp xí là Tết của trẻ em. Trẻ em sẽ được sắm cho 1 bộ đồ mới, cho một ít tiền lẻ đi chơi hoặc mua bánh kẹo. Trâu, bò sẽ được nghỉ ngơi, thậm chí còn được ăn xôi. Cả làng sẽ cùng nhau chơi hội, múa hát, làm lễ cúng tạ ơn trời đất và xin trời đất ban cho con trẻ sức khỏe, mùa màng bội thu”-chị Chuyên cho biết.

Bên cạnh Tết Xíp xí, bà con người Mường, người Thái còn có một Tết khác không kém phần đặc biệt, đó là Tết Quốc khánh. Với nhiều dân tộc sinh sống tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tết Quốc khánh đã trở thành nếp sinh hoạt truyền thống được duy trì hàng năm. Vào ngày 2-9, tất cả các gia đình sẽ nghỉ ngơi và mổ bò, heo ăn mừng. Ngoài ra, họ còn tổ chức một số trò chơi dân gian như: ném còn, nhảy sạp…

Theo ông Đỗ Công Trúc-Chủ tịch UBND xã Krong, trên địa bàn xã có 10 làng (sáp nhập từ 23 làng) với khoảng 1.340 hộ dân; trong đó hộ người Bahnar chiếm khoảng 85%, còn lại là các hộ người Kinh và các gia đình người dân tộc phía Bắc di cư vào làm ăn, sinh sống. “Bà con người Mường, Tày, Thái… di cư vào Krong từ những năm 1990 của thế kỷ trước, phần lớn đều chịu khó làm ăn nên đời sống kinh tế khá. Bà con rất có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Do vậy, không chỉ góp phần tạo nên sự phong phú trong đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư, các gia đình này còn góp phần không nhỏ tạo nên sự thay đổi, phát triển của Krong hiện nay”.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.