Ia Le: Về đích nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là xã vùng II của huyện Chư Pưh (Gia Lai), xuất phát điểm thấp, song với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của người dân, xã Ia Le đã hoàn thành 19/19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nỗ lực xây dựng nông thôn mới
Phó Chủ tịch UBND xã Ia Le Trương Viết Trung cho biết: “Ia Le có 5 thôn và 10 làng với 2.585 hộ dân. Năm 2011, xã chỉ mới đạt được 4 tiêu chí, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn NTM. Xác định xây dựng NTM là chương trình lớn, xã đã xây dựng kế hoạch, đề ra lộ trình cụ thể cho từng năm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên cụ thể”.
Theo chia sẻ của ông Trương Viết Trung, trong số 19 tiêu chí thì vấn đề môi trường là khó thực hiện nhất. Bà con địa phương có thói quen làm chuồng trại gia súc gần nhà. Mùi hôi thối, ẩm ướt tại các chuồng trại đã gây ảnh hưởng sức khỏe cũng như môi trường xung quanh. Để cải thiện tình hình, UBND xã đã lập tổ công tác với thành viên là các ban ngành, đoàn thể của xã đến từng nhà, vận động người dân di dời chuồng trại gia súc ra xa nhà ở. Gần đây nhất, đoàn viên thanh niên, lực lượng dân quân của xã đã hỗ trợ 58 hộ chăn nuôi bò ở làng Kênh Săn di chuyển chuồng bò ra phía sau nhà. Ông Rmah Hlo-một người dân làng Kênh Săn-cho biết: “Nhà mình có 20 con bò, làm chuồng gần nhà biết là bất tiện nhưng sợ mất trộm lắm. Khi cán bộ xã đến tận nhà tuyên truyền di dời chuồng bò để tránh ảnh hưởng sức khỏe, rồi được hỗ trợ ngày công nên mình đồng ý và làm theo”. Đến nay, tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường đạt hơn 70% (447/638 hộ chăn nuôi); tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo vệ sinh đạt 80,2%.
 Thanh niên xã Ia Le lắp đặt các cụm bóng đèn thắp sáng. Ảnh: P.L
Thanh niên xã Ia Le lắp đặt các cụm bóng đèn thắp sáng. Ảnh: P.L
Thu nhập cũng là một tiêu chí khó thực hiện khi giá cả nông sản xuống thấp, hồ tiêu chết hàng loạt khiến đời sống người dân bấp bênh. Để sớm ổn định sản xuất, xã đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển theo hướng chuyên canh và trang trại. Nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi mới được người dân triển khai đã bước đầu mang lại kết quả khả quan như: mô hình trồng cây trôm của ông Trần Ngọc Tại (thôn Phú Hòa), mô hình nuôi dúi của anh Lê Đức Linh (thôn Phú Bình)… Hiện thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 35,03 triệu đồng/năm.
Và thành quả
Đến thời điểm hiện tại, xã Ia Le đã đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Ngoài những tiêu chí kể trên, các tiêu chí khác cũng hoàn thành với kết quả khá ấn tượng. Điển hình là 100% đường trục xã và đường từ trung tâm xã đến huyện đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa đạt 87,05%. Có được kết quả này là do chính người dân tích cực tham gia đóng góp kinh phí, ngày công lao động và hiến đất làm đường giao thông nông thôn.
Hệ thống điện cũng được đầu tư nâng cấp, đảm bảo phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tỷ lệ thôn, làng có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa-thể thao đạt 100%. Trên địa bàn xã không có nhà tạm, dột nát; 82,74% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định. Ngoài ra, 4/4 trường học trên địa bàn xã có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn...
Nói về những thành công trong xây dựng nông thôn mới, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Le cho biết: “Ngày 20-12-2018, qua kiểm tra, đoàn công tác thẩm định NTM của tỉnh đã nhất trí đánh giá xã Ia Le cơ bản hoàn thành các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng NTM. Tuy nhiên, cấp ủy, chính quyền xã xác định, đạt chuẩn NTM là mục tiêu trước mắt; mục tiêu lâu dài là phải tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Với những chủ trương đúng đắn, linh hoạt của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của người dân, tin tưởng rằng, kinh tế-xã hội của xã sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn”.
Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.