Nét trầm mặc giữa lòng phố núi Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một kiến trúc Huế thu nhỏ với không gian hoài cổ, tinh tế và những cô gái dịu dàng trong tà áo dài truyền thống màu tím thân thương đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng mỗi người khi ghé thăm cà phê Huế Xưa (780 Phạm Văn Đồng- TP.Pleiku).

 Tà áo dài truyền thống màu tím đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng mọi người. Ảnh: Trần Dung
Tà áo dài truyền thống màu tím đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng mọi người. Ảnh: Trần Dung

Có lẽ bất kỳ du khách xa-gần nào đến đây một lần đều “phải lòng” Huế Xưa bởi nét cổ kính, trầm mặc, thích hợp cho những ai yêu khung cảnh yên bình, thơ mộng. Và chắc hẳn mọi người cũng sẽ thắc mắc tại sao lại có một không gian rất Huế ngay giữa lòng phố núi Pleiku sôi động?

   Một kiến trúc Huế thu nhỏ với không gian hoài cổ. Ảnh: Trần Dung
Một kiến trúc Huế thu nhỏ với không gian hoài cổ. Ảnh: Trần Dung

Huế Xưa với không gian rộng trên 4.000 m2 gồm hai khu vực: nhà cổ- dành cho du khách tham quan và khu vực tổ hợp nhà khách, hồ sen cùng không gian ngoài trời rộng rãi. Kiến trúc xây dựng của Huế Xưa được giữ nguyên nét truyền thống đến từng chi tiết, cột kèo đều làm bằng gỗ và hoàn toàn không dùng đến đinh sắt. Cầu đá xanh nguyên khối, hồ sen thơm ngát, vườn cây cổ… Nơi đây trở thành không gian lý tưởng để mọi người có những phút giây thư giãn và sẻ chia cùng bạn bè, người thân trong những dịp nghỉ ngơi. “Sau thời gian dài ấp ủ, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc Huế, tôi mới xây dựng nên công trình này. Huế Xưa hoàn thành sau 5 năm nhằm hoàn thành tâm nguyện của ba mẹ tôi, giúp ông bà vơi bớt nỗi nhớ cố hương của mình. Hơn thế nữa, tôi muốn tạo nên một cố đô Huế thu nhỏ giữa lòng Pleiku, tạo ấn tượng đẹp cho du khách trong và ngoài tỉnh mỗi khi tới đây”- ông Trần Minh Tiến-Chủ cà phê Huế Xưa, chia sẻ

  Cuộc sống bỗng bớt xô bồ, nhộn nhịp khi được tận hưởng những khoảnh khắc tại Huế Xưa. Ảnh: Trần Dung
Cuộc sống bớt xô bồ, nhộn nhịp khi được tận hưởng những khoảnh khắc tại Huế Xưa. Ảnh: Trần Dung

Kiến trúc của Huế Xưa công phu, tinh xảo, nhiều chi tiết chạm trổ khéo léo, kỳ công, thể hiện chính xác, chân thực bản sắc văn hóa Huế. Những nét chạm khắc tinh tế của các nghệ nhân xứ Huế trên từng viên đá xanh nguyên khối, kiến trúc nhà cổ truyền thống của các triều đại Huế, điểm xuyết những chiếc đèn lồng đầy màu sắc, những cây cầu uốn mình quyến rũ kết nối giữa khu nhà cổ và khu sân vườn xanh mát cùng với những bông sen khoe sắc… Tất cả hòa quyện trong không khí trong lành, thơ mộng của phố núi Pleiku tạo nên một không gian hoài cổ, yên bình.

Mọi người sẽ được tìm hiểu về nghệ thuật pha trà, thưởng trà của người Huế xưa. Ảnh: Trần Dung
Mọi người sẽ được tìm hiểu về nghệ thuật pha trà, thưởng trà của người Huế xưa. Ảnh: Trần Dung

“Trong những lần về với Pleiku, trên cung đường khám phá Biển Hồ và núi lửa Chư Đăng Ya, tôi cùng nhóm bạn của mình ghé Huế Xưa để thưởng thức nét cổ kính, trầm mặc của cố đô Huế. Cuộc sống bỗng bớt xô bồ, nhộn nhịp khi được tận hưởng những khoảnh khắc tại nơi này”- bạn Cao Kiều Trang- quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh cho biết. Còn với chị Hà Minh Tú (Phường Hoa Lư- TP.Pleiku) thì: “Mình biết đến không gian này khi được ông xã dẫn tới thưởng thức trà dịp cuối tuần. Dù không nằm trong trung tâm thành phố nhưng chính sự độc đáo và khác biệt của Huế Xưa đã thu hút một người hướng nội như mình”.

 Huế Xưa lung linh huyền ảo như một cung điện thu nhỏ trong triều đại Huế khi đêm xuống. Ảnh: Trần Dung
Huế Xưa lung linh huyền ảo như một cung điện thu nhỏ trong triều đại Huế khi đêm xuống. Ảnh: Trần Dung

Đến với Huế Xưa vào thời điểm nào trong ngày chúng ta cũng sẽ có những cảm xúc riêng về vẻ đẹp của Huế. Đặc biệt, Huế Xưa khoác lên mình chiếc áo mới lung linh huyền ảo như một cung điện thu nhỏ trong triều đại Huế khi màn đêm buông xuống. Đây cũng là thời gian lý tưởng để thực khách có thể thưởng trà đúng nghĩa. Ngoài ra, mọi người còn được tìm hiểu về nghệ thuật pha trà, thưởng trà của người Huế xưa. “Có thể ai cũng đã đi nhiều nơi và thưởng thức cà phê của nhiều vùng miền khác nhau nhưng hương vị đậm đà của cà phê Phố núi thì luôn tạo được ấn tượng khác biệt trong lòng mỗi người. Chúng tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc quảng bá và đưa nét riêng của cà phê Phố núi tới du khách gần-xa”- anh Giang Lê Toàn-Quản lý cà phê Huế Xưa, cho biết.

Huế Xưa- đó không chỉ là món quà của một người con hiếu thảo dành cho ba mẹ, cho quê hương yêu dấu, mà còn là món quà vô giá của phố núi dành tặng cho tất cả du khách khi đến với Tp.Pleiku thơ mộng.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.