Hồi ức không phai của người lính Điện Biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiến thắng Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi trong thế kỷ XX mà còn là chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Dù đã trải qua 66 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (7.5.1954-7.5.2020) nhưng những ký ức về “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” ấy có lẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí những người lính Điện Biên năm xưa - ông Đỗ Ca Sơn, nguyên Trung đội trưởng Trung đội 251, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, trực tiếp tham gia vào trận đánh giữ từng tấc đất trên đồi A1.
 

Bà Trịnh Thanh Đoan - con gái của đồng chí Lê Liêm (Chủ nhiệm Chính trị Chiến dịch Điện Biên Phủ) - ôn lại những hình ảnh tư liệu, câu chuyện thời kháng chiến với ông Đỗ Ca Sơn. Ảnh: Lan Nhi
Bà Trịnh Thanh Đoan - con gái của đồng chí Lê Liêm (Chủ nhiệm Chính trị Chiến dịch Điện Biên Phủ) - ôn lại những hình ảnh tư liệu, câu chuyện thời kháng chiến với ông Đỗ Ca Sơn. Ảnh: Lan Nhi




Ký ức 66 năm Điện Biên Phủ

Cẩn thận lau vết bụi trên khung của bức ảnh đen trắng, ông Đỗ Ca Sơn (88 tuổi, quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội) - nguyên Trung đội trưởng Trung đội 251, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, trực tiếp tham gia vào trận đánh giữ từng tấc đất trên đồi A1 - cho biết: Đây là bức hình chụp lại khoảnh khắc khi ông đoàn tụ cùng với gia đình sau khi trở về từ chiến trường Điện Biên Phủ cách đây hơn 66 năm - 1954. Nay, mỗi lần có ai nhắc về mảnh đất chiến trường xưa, ông Sơn không thể giấu nổi niềm xúc động và tự hào, đặc biệt là những ngày ác liệt khi đánh chiếm đồi A1.

Trải qua hàng chục ngày đêm khoét núi, đào hào cùng với đồng đội, đối với ông Sơn, đó là những ký ức không thể nào quên. Qua lời kể của ông Sơn, những câu chuyện lịch sử mà chúng tôi được nghe lại có một sức hút rất riêng. Đó là những mẩu chuyện mắt thấy, tai nghe của người lính trực tiếp nếm trải.

Ông Sơn nhớ lại: “Đêm 24.1.1954, tức là chỉ còn vài giờ nữa là sang ngày Tết ông Công ông Táo. Sau cuộc họp ở đại bản doanh Mường Phăng do Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp triệu tập, thảo luận về phương án tác chiến mới, chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Trung đoàn 174 của tôi được giao nhiệm vụ trước mắt là làm đường, đào trục hào xuyên rừng. Khởi đầu từ Khe Chít, hướng ra cánh đồng, rồi áp sát vào tập đoàn cứ điểm ngoại vi dưới chân đồi A1 có chiều dài khoảng 1.000m”.

Mỗi ngày, ông Sơn cùng đồng đội vừa đào hào, vừa xây dựng trận địa. Đầu tiên là đào hầm cá nhân để tránh pháo của địch, sau đó là đào hầm nối hầm cá nhân này với hầm cá nhân khác để tạo thành hình những chữ Z nối dài. Đêm 30.3.1954 cũng là đêm diễn ra trận đánh đầu tiên trên đồi A1. Từ ngày 31.3 trở đi, quân ta chiếm một nửa quả đồi, địch một nửa quả đồi, nhưng khoảng cách gần nhau. Địch phòng thủ còn bộ đội ta quyết tâm chiếm toàn bộ quả đồi, quyết tâm giành chiến thắng. Cứ như vậy, ông Sơn cùng đồng đội kề vai, sát cánh để chiến đấu trong suốt 38 ngày đêm.

Kiên cường dũng sĩ đồi xanh

66 năm đã trôi qua, thế nhưng ông Sơn vẫn luôn day dứt một điều rằng, nhiều đồng đội của ông vẫn còn nằm đâu đó dưới tầng đất, trong khe suối, yên nghỉ mãi mãi cùng với màu xanh trùng điệp của núi rừng Điện Biên. Những khoảng lặng hiếm có trong cuộc chiến, tình đồng chí giữa “mưa bom bão đạn” giúp ông cùng đồng đội trân trọng hơn giá trị của cuộc sống hòa bình.

Với ông Sơn, những tháng ngày cùng đồng đội chiến đấu trên đồi A1 là những giây phút mà ông không thể nào quên được. Ông Sơn tâm sự: “Khi chiến dịch kết thúc, ai nấy đều rất phấn chấn. Khi lá cờ vừa tung bay trên nóc hầm Đờ Cát, cả đơn vị tôi thở phào nhẹ nhõm sau 40 tiếng căng mắt không ngủ, đấu tranh một sống một còn cùng với kẻ thù. 66 năm chiến thắng đã lùi xa, thế nhưng phút giây ấy vẫn khắc khoải trong tâm trí tôi. Tất cả như mới vừa xảy ra”.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, do thông thạo tiếng Pháp nên ông Sơn được giao trọng trách dẫn giải 500 tù binh từ Điện Biên về tới Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Sau này khi hòa bình lập lại, đã có nhiều đoàn cựu binh Pháp trở về Điện Biên thăm lại chiến trường xưa. Họ nhận ra và đi tới cầm tay, ôm chầm lấy ông Sơn. Tuy nhiên, điều ông Sơn cảm thấy vui nhất trong các cuộc gặp gỡ đó chính là sau bao cuộc chiến ác liệt như thế, giữa họ không hề tồn tại lòng hận thù, cao hơn hết là sự thấu hiểu, sẻ chia.

Khi hòa bình lập lại, ông Sơn về công tác, làm giảng viên Khoa tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Là một nhà giáo, đồng thời cũng là một cựu chiến binh, ông Sơn vẫn trăn trở một điều rằng, qua thời gian, những chiến sĩ Điện Biên như ông có thể tiếp tục “truyền lửa” cho thế hệ sau bằng những câu chuyện hiện thực, chân thật nhất. Ngày nay, thế hệ trẻ cần có lòng tự hào, tự tôn dân tộc và truyền thống dân tộc mà không sách vở nào thay thế được. Để đất nước ta có được ngày hôm nay, mọi người cần thấy được công lao của Đảng, Nhà nước, thấy được sự hy sinh anh dũng của các anh hùng, liệt sĩ. Lịch sử là một dòng chảy và nó rất cần những người biết trân trọng, biết kết nối để tạo thành mạch ngầm xuyên suốt qua nhiều thế hệ.

Tiếp lời ông Sơn, bà Trịnh Thanh Đoan (sinh năm 1944, con gái của đồng chí Lê Liêm - Chủ nhiệm Chính trị Chiến dịch Điện Biên Phủ, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) chia sẻ: Mặc dù chiến thắng đã lùi xa, thế nhưng cha tôi và những người lính Điện Biên Phủ năm xưa như ông Sơn vẫn luôn tâm huyết, trăn trở với việc giáo dục lịch sử truyền thống để thế hệ trẻ nhìn nhận một cách khách quan, hình dung rõ hơn về trận chiến, cũng như cảm thấy trân quý những khoảnh khắc được sống trong thời bình.

 

https://laodong.vn/thoi-su/ky-niem-66-nam-chien-thang-dien-bien-phu-751954-752020-hoi-uc-khong-phai-cua-nguoi-linh-dien-bien-803519.ldo

Theo Phạm Đông - Lan Nhi (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.