Hiếm gặp: U mọc từ háng xuyên vào ổ bụng chàng trai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khối u từ xương chậu phát triển lớn dần, phá hủy toàn bộ ổ cối, xâm lấn cả vào ổ bụng.
Khối u kích cỡ lớn phá huỷ ổ cối và xâm lấn cả vào ổ bụng
Khối u kích cỡ lớn phá hủy ổ cối và xâm lấn cả vào ổ bụng
Gần 1 năm qua, anh Hoàng Đình H. (28 tuổi, Bắc Giang) thường xuyên bị đau khớp háng trái. Đau tăng dần khiến anh phải di chuyển bằng nạng nhưng khi khám, không phát hiện được tổn thương.
BV đa khoa tỉnh nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh hiếm nên chuyển xuống BV K để xét nghiệm kĩ hơn. 
Sau khám, các bác sĩ BV K định có một khối u ở vùng ổ cối xương chậu, phá huỷ hoàn toàn ổ cối và phát triển vào ổ bụng bệnh nhân với kích cỡ khoảng 10cm, là u tế bào khổng lồ.
3 bệnh viện phối hợp phẫu thuật
Các bác sĩ đánh giá, đây là ca bệnh hết sức phức tạp, vị trí khối u là nơi tập trung dây thần kinh ngồi cùng với các bó mạch thần kinh mông trên và mông dưới đi qua, là khu vực hiểm yếu, có nguy cơ tai biến trong phẫu thuật rất cao.
Ngoài ra, vùng đáy ổ cối bị phá hủy khiến khớp háng bệnh nhân mất chức năng gần như hoàn toàn.
Chỉ định đặt ra là phải lấy triệt để khối u và tạo hình lại khớp háng để bệnh nhân sinh hoạt và vận động trở lại. Nếu trì hoãn thêm, bệnh nhân sẽ mất hoàn toàn khớp háng dẫn đến liệt vận động. 

Bệnh nhân tập vận động trở lại sau phẫu thuật
Bệnh nhân tập vận động trở lại sau phẫu thuật
Bệnh nhân được hội chẩn toàn bệnh viện cùng với các chuyên gia đầu ngành chấn thương chỉnh hình của BV Đại Học Y Hà Nội và BV Xanh Pôn.
Kíp mổ hơn 10 bác sĩ gồm bác sĩ khoa Ngoại bụng 2, kíp gây mê hồi sức của BV K phối hợp với PGS.TS Trần Trung Dũng, PGĐ BV Xanh Pôn.
Ekip phẫu thuật chia thành 2 hướng tiếp cận: Một qua đường mở vào khớp háng để tái tạo lại khớp háng nhân tạo; thứ hai là qua ổ bụng để tiếp cận mặt trong cánh chậu và đáy ổ cối vét sạch khối u, vừa mổ vừa sinh thiết để lấy u triệt để.
Để mổ 2 đường nói trên, bệnh nhân phải nằm phẫu thuật trên 2 tư thế: Nằm ngửa cho đường mổ bụng và nằm nghiêng cho đường mổ khớp háng. Bác sĩ sử dụng xi măng sinh học để phục hồi một phần xương khuyết cánh chậu và ổ cối.
Ca mổ hoàn tất sau 6 giờ, thành công ngoài mong đợi của gia đình bệnh nhân. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, có thể tự đi lại không cần nạng.
Thúy Hạnh (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.