Gia Lai phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 1,18%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại Kế hoạch triển khai công tác trẻ em năm 2022, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu trên 98% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp dưới nhiều hình thức; giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 1,18%.

Gia Lai phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Gia Lai phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 1,18% (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Cùng với đó, giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại so với năm 2021; 100% trẻ em bị xâm hại được hỗ trợ, quản lý, can thiệp kịp thời; giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích so với năm 2021; 100% các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tốt các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu, Diễn đàn trẻ em; 100% cán bộ làm công tác trẻ em các cấp được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tỷ lệ các xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em đạt 64,09% (141/220 xã, phường, thị trấn); phấn đấu vận động ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh từ 3,5 tỷ đồng trở lên (bao gồm tiền mặt, hiện vật và các chương trình hỗ trợ cho trẻ em). Đồng thời, tăng cường nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em. Tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; được tham gia ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện. Trong đó, chú trọng tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch, văn bản chỉ đạo về công tác trẻ em đã được trung ương, địa phương ban hành. Tăng cường phối hợp liên ngành về công tác trẻ em nhất là đối với phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp các vụ việc xâm hại trẻ em; phòng-chống tai nạn, thương tích; phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời. Tăng cường truyền thông, vận động, giáo dục về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác trẻ em. Củng cố, phát triển dịch vụ bảo vệ trẻ em nhằm đảm bảo hỗ trợ kịp thời trẻ em bị xâm hại. Bên cạnh đó, tăng cường vận động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho trẻ em cho các xã đặc biệt khó khăn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch.

 

KIỀU PHAN
 

Có thể bạn quan tâm

Trung thu năm ấy ở làng Hà Đừng

Trung thu năm ấy ở làng Hà Đừng

(GLO)- Vào dịp Trung thu cách đây mấy năm, nhóm bạn trẻ ở TP. Pleiku nhắn tin: “Chú rảnh không, đi về làng xa vui Trung thu cùng các cháu nhỏ”. Thế là tôi nhận lời ngay. Bởi mới về nghỉ hưu, thời gian cũng rảnh và làng xa đúng là xa thật: Làng Hà Đừng 1 và Hà Đừng 2 (xã Đăk Rong, huyện Kbang).
Gia cảnh khốn khó cần được giúp đỡ

Gia cảnh khốn khó của anh Ksor Loai

(GLO)- Theo chân ông Ksor Líu-Trưởng thôn H’Muk (xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chúng tôi đến thăm gia đình anh Ksor Loai (SN 1972) và chị Rơ Ô H’Zút (SN 1974) và tận mắt chứng kiến gia cảnh khốn khó của họ.