Những điều thi vị từ làng…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nghĩ đến du lịch Gia Lai, du khách sẽ mường tượng ra những điệu xoang nhịp nhàng của bao chàng trai cô gái miền sơn cước, các lễ hội bản địa truyền thống ngàn đời cha ông truyền lại hay đơn giản hơn là chiếc khung dệt cùng sợi chỉ màu, có thể là bay bổng chiêng ngân, là hội làng đang vào mùa… Hãy cùng nhau về làng để cảm nhận hết những điều thi vị nhất từ vang vọng núi rừng!
Những lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc bản địa là điều hấp dẫn và thôi thúc du khách tìm đến để được hòa mình vào không gian lễ hội mang nhiều sắc thái, hiểu hơn về phong tục tập quán, về sinh hoạt ăn ở của họ chính là những trải nghiệm mới lạ mà ai cũng muốn khai phá. Những lễ hội thường được diễn ra như: lễ bỏ mã, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới, lễ thổi tai, lễ cúng tạ ơn, lễ cúng giọt nước…
Lễ cúng giọt nước làng Ia Gri, huyện Chư Pah, một trong những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai được tổ chức thường xuyên. Ảnh: Võ thanh Thảo
Lễ cúng giọt nước làng Ia Gri, huyện Chư Pah, một trong những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai được tổ chức thường xuyên. Ảnh: Võ thanh Thảo
Những chiếc cồng, chiêng xuất hiện trong hầu hết đời sống của người Jrai, Bahnar từ lúc sinh ra cho đến khi về với tổ tiên, là một phần không thể thiếu trong vòng đời mỗi người. Cồng chiêng không những mang giá trị văn hóa tâm linh trong đời sống tộc người mà còn là công cụ giao tiếp giữa con người và thần linh, là tài sản quý giá của mỗi gia đình, bản làng.
Đội chiêng nhí làng Kon So Lawl, huyện Chư Pah đang biểu diễn trước nhà rông của làng. Ảnh: Võ thanh Thảo
Đội chiêng nhí làng Kon So Lawl, huyện Chư Pah đang biểu diễn trước nhà rông của làng. Ảnh: Võ thanh Thảo
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, những bản làng còn giữ được nghề truyền thống như đan lát, tạc tượng hay dệt là vô cùng quý giá bỡi phục vụ nhu cầu đời thường còn mang ý nghĩa bản tồn, bản phát huy bản sắc văn hóa bản địa thể hiện qua đôi tay khéo léo, tài hoa của người bản địa. Những sản phẩm như khố, áo, điệu, túi  hay những chiếc gùi xinh xắn ngày nay còn là mặt hàng lưu niệm được ưa thích.
Tạc tượng gỗ dân gian là một trong những nghề truyền thống cần được nhân rộng và gìn giữ bởi những giá trị nó được tạo ra. Ảnh: Võ thanh Thảo
Tạc tượng gỗ dân gian là một trong những nghề truyền thống cần được nhân rộng và gìn giữ bởi những giá trị nó được tạo ra. Ảnh: Võ thanh Thảo
Làng đẹp và thi vị từ những điều giản đơn nhất. Có thể chỉ là nụ cười bên mái nhà rông hay nhịp nhàng giã gạo bên hiên nhà cũng khiến du khách xốn xang, để rồi muốn đến, cảm nhận từ những điều giản đơn nhất từ làng.
Nụ cười như nắng ươm vàng cả một góc trời khiến ai cũng xuyến xao khi được hòa mình vào không gian yên bình đó. Ảnh: Võ thanh Thảo
Nụ cười như nắng ươm vàng cả một góc trời khiến ai cũng xuyến xao khi được hòa mình vào không gian yên bình đó. Ảnh: Võ thanh Thảo
Võ Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.