Ngày hội Hoa muồng vàng: Hứa hẹn nhiều chương trình hấp dẫn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chưa đến 10 ngày nữa tại thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) sẽ diễn ra Ngày hội Hoa muồng vàng năm 2019. Nhiều du khách đã sẵn sàng đón nhận sự kiện này để khám phá những nét đặc sắc của đất và người nơi đây. 
Trong 2 ngày 5 và 6-10, huyện Chư Prông sẽ tổ chức Ngày hội Hoa muồng vàng 2019. Đây là sự kiện văn hóa-du lịch rất được chờ đón, bởi du khách đến đây không chỉ được ngắm vẻ đẹp rực rỡ của hoa muồng mà còn được chào mừng bằng chương trình nghệ thuật dàn dựng công phu, xem biểu diễn cồng chiêng, tham gia các trò chơi dân gian và thưởng thức ẩm thực bản địa. Chị Nguyễn Thị Thủy (tổ 2, phường Trà Bá, TP. Pleiku) cho biết: “Mỗi năm, khi hoa muồng nở, chúng tôi thường đến đây chụp ảnh và ngắm hoa. Tuy nhiên, năm nay khi nghe tin huyện Chư Prông tổ chức sự kiện này với nhiều hoạt động hấp dẫn, tôi dự tính sẽ cùng gia đình đến tham gia. Không chỉ bản thân tôi mà nhiều người khác cũng mong chờ sự kiện này”.
  Đội cồng chiêng xã Ia Vê luyện tập chuẩn bị biễu diễn tại ngày hội.                  Ảnh: V.H
Đội cồng chiêng xã Ia Vê luyện tập chuẩn bị biễu diễn tại ngày hội. Ảnh: V.H
Ông Nguyễn Quốc Hoàng-cán bộ Trung tâm Văn hóa-Thể thao huyện Chư Prông, Tổng đạo diễn chương trình Ngày hội Hoa muồng vàng 2019-cho biết: “Để tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành. Theo đó, sau phần khai mạc là chương trình nghệ thuật có sự tham gia của gần 500 diễn viên và quần chúng nhân dân. Chương trình được chia làm 3 chương: chương 1 có chủ đề “Mãi mãi niềm tin theo Đảng”; chương 2: “Sắc hoa Tây Nguyên”; chương 3: “Chư Prông đổi mới”, qua đó tái hiện truyền thống anh hùng của huyện, giới thiệu vẻ đẹp của hoa muồng vàng cùng những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc bản địa”.
Bên cạnh đó, chương trình biểu diễn cồng chiêng tại ngày hội cũng được chuẩn bị chu đáo. Trong 2 ngày diễn ra, 11 đội cồng chiêng đến từ các xã trên địa bàn sẽ biểu diễn nhiều bài chiêng truyền thống như: “Mừng lúa mới”, “Mừng sức khỏe”, “Đâm trâu”. Đặc biệt, chương trình có sự góp mặt của đội cồng chiêng nữ dân tộc Mường xã Ia Lâu gồm 18 thành viên với bài chiêng “Sắc bùa”. Đây là bài chiêng nổi tiếng của dân tộc Mường các tỉnh phía Bắc; khi di cư vào Tây Nguyên, họ vẫn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống ấy.
Đến với Ngày hội Hoa muồng vàng, du khách thập phương còn được thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị của bà con các dân tộc trên địa bàn huyện Chư Prông như: cơm lam, gà nướng, đồ ăn chay, các loại bánh... Cùng với đó, du khách cũng có thể tự tay lựa chọn và mua sắm những mặt hàng mỹ nghệ, sản vật của địa phương như: cà phê, hồ tiêu, chè, gạo Ia Lâu, cỏ thơm Ia Mơr...
Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Thu Hiền-Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn-cho biết: “Tại sự kiện này, chúng tôi sẽ bố trí hơn 10 gian hàng ẩm thực và gần 20 gian hàng nông sản. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, giá cả phải chăng, chúng tôi đã yêu cầu các hộ và các doanh nghiệp buôn bán tại đây ký cam kết. Cùng với đó, xã tập trung tuyên truyền để người dân nâng cao tinh thần trách nhiệm nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách đến tham quan, mua sắm”. 
 VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.