Voi chuyên làm nghề du lịch nay thất nghiệp, lũ lượt lê bước bỏ phố về quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bị đẩy vào cảnh "ở không" và thiếu thức ăn do đại dịch COVID-19, những con voi chuyên làm nghề du lịch ở Thái Lan lũ lượt lê bước về quê. Giờ đây, chúng thoải mái tắm, chơi trong bùn và sống cùng tự nhiên.
 
Một đàn voi thất nghiệp gồm 11 con trong chuyến hành trình dài 150km từ huyện Mae Wang tới Ban Huay ở miền bắc Thái Lan hồi đầu tháng 5 - Ảnh: AP

Du khách đã biến mất khi dịch COVID-19 bùng phát. Mọi thứ đều đóng cửa. Mọi người đều bị sốc, nhưng không ai sốc nhiều bằng chủ nhân của những con voi.

Bà Sangdeaun "Lek" Chailert

Những ngày qua, người ta chứng kiến nhiều đàn voi và các quản tượng đi qua các khu rừng và đồi núi ở miền bắc Thái Lan. Những chuyến đi đường dài như thế này được thực hiện nhiều ngày trước khi những con voi đến được các bản tại những khu vực xa xôi dọc biên giới Thái Lan - Myanmar, nơi sinh sống của nhiều người dân tộc thiểu số Karen với truyền thống thuần hóa voi nhiều thế kỷ.
Hành trình bất định
Đó là chuyến hành trình của sự bất định, cả với người chủ và những con voi bị thất nghiệp do đại dịch COVID-19. Không ai biết được liệu họ có thể quay lại nơi làm việc hay không khi hàng chục trại voi - từng thu hút rất đông khách du lịch quanh năm - giờ đây đóng cửa vì xứ sở chùa vàng đã cấm du khách quốc tế.
Tình hình đã trở nên nguy cấp vì theo Tổ chức Bảo vệ động vật thế giới (WAP, Anh), khoảng 2.000 con voi nhà như vậy hiện có nguy cơ chết đói do chủ không thể lo đủ thức ăn cho chúng. 
Theo Hãng tin AP, do không có du khách, các khu bảo tồn và trại voi thương mại thiếu tiền để nuôi dưỡng voi. Do đó, họ đã cho voi vượt qua quãng đường hơn 100km để về nhà. Nhiều người chủ đưa voi về các ngôi làng để đỡ lo những chi phí hằng tháng từ tiền thuê đất và cơ sở làm ăn, tiền trả cho nhân viên và thức ăn.
Đầu tháng 5, bà Sangdeaun "Lek" Chailert, nhà hoạt động động vật hàng đầu của Thái Lan kiêm người sáng lập Quỹ Cứu voi, đã tham gia một chuyến đi 5 ngày cùng một trong các đàn voi, đi từ các trại voi ở huyện Mae Wang tại Chiang Mai tới một ngôi làng của người Karen ở huyện Mae Chaem. Những đoàn nào có voi con sẽ phải dừng chân nhiều hơn để voi con nghỉ ngơi và uống sữa mẹ.
"Chúng ăn thức ăn dọc đường đi, nhưng chúng cũng mệt mỏi, đặc biệt những con voi già và voi con" - nhà hoạt động sinh năm 1961 chia sẻ với Đài Channel News Asia ngày 23-5.
Trở về quê hương
Voi nhà ở Thái Lan vẫn được dùng để kéo gỗ băng qua những khu rừng rậm mãi đến năm 1989, khi chính phủ cấm khai thác gỗ. Kể từ đó, voi được dùng thu hút khách du lịch với nhiều hình thức như cưỡi voi hay xem voi biểu diễn. Hơn 30 năm qua, nhiều trại voi đã mở cửa trên khắp Thái Lan, đặc biệt tại Chiang Mai. Nhưng giờ đây, voi - từng được xem như một tài sản quý báu mang lại nguồn thu nhập - đang trở thành gánh nặng.
"Đến cuối tháng 1, chúng tôi không còn một du khách nào. Tôi từng có gần 200 nhân viên, nhưng hiện giảm còn 60-70 người và chỉ trả 50% lương so với trước đây... Những con voi chỉ làm tăng thêm gánh nặng" - ông Thanapat KR, chủ một trại voi ở tỉnh Ratchaburi, chia sẻ. 
Ông cho biết dù không có thu nhập, ông vẫn phải chăm sóc đàn voi với chi phí thức ăn cứ hai ngày tốn hơn 300 USD. Vừa qua, ông đã rao bán 10 con voi với giá tổng 37.500 USD, lỗ lớn so với số tiền mua ban đầu 68.700 USD.
Để cứu giúp những con vật này, Quỹ Cứu voi - một tổ chức phi lợi nhuận ở Thái Lan - đã ra mắt một dự án giúp các quản tượng trồng thức ăn cho voi. Họ kêu gọi chủ đất trên khắp các tỉnh của Thái Lan cho chủ nuôi voi thuê đất trống với giá rẻ. 
Ngoài ra, họ hợp tác với cộng đồng người Karen ở miền bắc Thái Lan xây dựng lại môi trường tự nhiên cho voi, chuyển các khu vực bị chặt phá thành những trang trại bền vững và mở đường cho các hoạt động du lịch sinh thái.
"Nhiều con voi đã quay về quê sau nhiều thập niên phục vụ trong ngành du lịch. Do đó, tôi đang cố yêu cầu quản tượng tham gia dự án bảo tồn có tên gọi "Hãy mang voi và quản tượng về nhà". Bằng cách này, họ sẽ không rời khỏi làng trong khi vẫn có thể thu hút du khách đến" - bà Lek hi vọng.
Theo Đài Channel News Asia, tại một ngôi làng xa xôi của người Karen ở Mae Chaem, các quản tượng và những con voi thất nghiệp vừa qua đã được chào đón nồng nhiệt. Dân làng đã chuẩn bị nhiều loại trái cây cho con vật và cả những bài hát địa phương để chào mừng. Một số người già đã khóc khi họ được thấy voi quay về lần đầu tiên trong nhiều thập niên.
2.000

Ước tính có khoảng 4.400 con voi nhà ở Thái Lan. Trước khi Thái Lan công bố các biện pháp để hạn chế sự lây lan của COVID-19, khoảng 2.000 trong số này phục vụ trong ngành du lịch và giờ rơi vào cảnh thất nghiệp. Bà Lek cho biết chỉ riêng tại Chiang Mai, hơn 100 con voi thất nghiệp đã về quê, trong đó có một số con chỉ mới 2 tháng tuổi.

BÌNH AN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.