Du lịch chủ động "phá băng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau bốn lần “đóng-mở” tương ứng bốn đợt bùng phát dịch Covid-19, cũng như du lịch cả nước, du lịch Thanh Hóa gần như rơi vào tê liệt. Song với quyết tâm thích ứng với tình hình mới, Thanh Hóa đang tìm cách phát huy lợi thế của “vùng xanh” trên bản đồ phòng, chống dịch để lên kế hoạch mở cửa, kết nối du lịch an toàn.
 
Du khách khám phá ruộng bậc thang ở Pù Luông. Ảnh: Mạnh Tiến Khôi
Du khách khám phá ruộng bậc thang ở Pù Luông. Ảnh: Mạnh Tiến Khôi
Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, chín tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh chỉ đón được hơn 3,1 triệu lượt khách, giảm 51,5% tổng thu du lịch giảm 46,4% so cùng kỳ năm ngoái; trong khi năm 2020 vốn đã giảm gần 30% cả về lượng khách và doanh thu so với năm 2019. Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp du lịch tại Thanh Hóa rơi vào tình trạng cạn kiệt nguồn lực.
Trong đó, hơn 600 cơ sở lưu trú trong tổng số 932 khách sạn, nhà nghỉ phải đóng cửa; các doanh nghiệp lữ hành chịu áp lực lớn trong việc phải bồi hoàn tiền do hoãn, hủy tua lên tới hàng chục tỷ đồng; 15.000 lao động du lịch buộc phải nghỉ không lương, giảm giờ làm hoặc thay phiên nhau làm việc và có 25.000 lao động bị mất việc…
Tuy nhiên, với nỗ lực phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, Thanh Hóa đã có hơn 25 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi, đây chính là điều kiện thuận lợi để du lịch Thanh Hóa mở cửa, khôi phục sớm các hoạt động, song cũng là thách thức để thu hút khách du lịch an toàn trong bối cảnh hiện nay.
Để bảo đảm mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch an toàn, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Thanh Hóa xác định phát triển du lịch theo hướng an toàn, linh hoạt và thích ứng với trạng thái bình thường mới trên cơ sở thực hiện đồng bộ, hiệu quả chiến lược phát triển du lịch “5K + Vắc xin + Công nghệ + Truyền thông + Chất lượng sản phẩm”; huy động sự vào cuộc tích cực, chủ động từ Nhà nước, doanh nghiệp và người dân theo nguyên tắc “Hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro”. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Vương Thị Hải Yến cho biết: Tỉnh khôi phục hoạt động du lịch theo phương châm “An toàn đến đâu, mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn” và vừa làm vừa hoàn thiện, phù hợp thực tiễn.
Tỉnh đã chủ động xây dựng kịch bản phục hồi du lịch theo lộ trình gồm bốn giai đoạn: Từ ngày 15/9/2021, mở cửa đón khách du lịch nội tỉnh; trong tháng 10/2021, thí điểm đón khách nội địa tại Khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn và Khu du lịch Pù Luông; trong tháng 11/2021 rà soát, chuẩn bị sẵn các điều kiện đón khách du lịch nội địa; tiến tới triển khai đón khách du lịch quốc tế sau khi Tổng cục du lịch thí điểm thành công tại Phú Quốc (Kiên Giang), Quảng Ninh, Khánh Hòa…
Du lịch Thanh Hóa phấn đấu 3 tháng cuối năm 2021 sẽ đón hơn 700.000 lượt khách; năm 2022 đón hơn 7 triệu lượt khách, hoàn thành từ 70%-100% mục tiêu kế hoạch đề ra tại Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.
Để cụ thể hóa mục tiêu này, Thanh Hóa thực hiện chính sách ưu tiên tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho lực lượng lao động trong ngành du lịch để sẵn sàng mở cửa, phục hồi du lịch hoàn toàn; chú trọng giải pháp trọng tâm là công khai danh sách các khu, điểm, đơn vị kinh doanh du lịch được công nhận bảo đảm an toàn đón tiếp, phục vụ khách; xây dựng và công bố các tuyến du lịch xanh để chào bán, thu hút khách du lịch.
Đặc biệt, Thanh Hóa là một trong những tỉnh đi đầu đã chủ động xây dựng Dự thảo Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó đưa ra các tiêu chí chung, tiêu chí cụ thể đối với khách du lịch và các hoạt động du lịch, bao gồm: Người lao động; khu, điểm du lịch; lữ hành; ăn uống, vận chuyển, lưu trú và các dịch vụ khác.
Tại Hội nghị trực tuyến “Giải pháp khôi phục du lịch Thanh Hóa trong trạng thái bình thường mới” vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp Tổng cục Du lịch tổ chức, nhiều ý kiến xác đáng đã được đưa ra nhằm giúp du lịch Thanh Hóa có thể vận hành ngay theo đúng lộ trình.
Theo nhiều chuyên gia, hiện đã qua mùa du lịch biển Thanh Hóa cho nên muốn thu hút du khách, tỉnh nên tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái gắn với các điểm du lịch cộng đồng và sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh gắn với hệ thống các đền, chùa, thiền viện trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhận định: Thời điểm này, du lịch nội địa vẫn được xác định là động lực phát triển du lịch, cho nên Thanh Hóa cần tìm cách thu hút nguồn khách đến từ các tỉnh khác. Muốn thế, bên cạnh xác định những điểm đến xanh của địa phương mình, Thanh Hóa phải chủ động xác định những điểm xanh của các tỉnh, thành phố khác để chủ động kết nối.
Trước mắt, tỉnh có thể liên kết ngay với Ninh Bình, Nghệ An để đón khách tham quan tam giác di sản thế giới, khơi thông luồng khách giữa các tỉnh này; chủ động kết nối với các địa phương gần để hình thành các tua, tuyến hấp dẫn, bảo đảm an toàn.
Theo Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng, hiện nay, việc định hình thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp đối với doanh nghiệp không khó, vấn đề lớn nhất là làm thế nào để có thể hạn chế được những rào cản về việc di chuyển giữa các địa phương. Do đó, các cơ quan nhà nước ở các địa phương, trước mắt là các địa phương có ý định liên kết trao đổi khách với nhau giai đoạn này cần có sự làm việc chung để lên phương án phối hợp, giúp doanh nghiệp có thể thuận lợi đưa khách du lịch liên tỉnh theo hành trình thông suốt.
Tổng Cục trưởng Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, bên cạnh xây dựng lộ trình an toàn khôi phục du lịch trên cơ sở liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố khác, xây dựng sản phẩm và truyền thông cho sản phẩm, Thanh Hóa cần đặc biệt chú trọng bổ sung, đào tạo nguồn nhân lực du lịch vốn đang phân tán sau gần hai năm qua, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động để kích thích du lịch nhanh phục hồi…
VIỆT ANH (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.