Giám sát di dân định canh định cư tại Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14-3 Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng Đoàn, đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ di dân định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 33/2013/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại huyện Krông Pa.

 Buổi làm việc giữa Đoàn giám sát với UBND huyện Krông Pa. Ảnh: N.D
Buổi làm việc giữa Đoàn giám sát với UBND huyện Krông Pa. Ảnh: N.D

Tại dự án định canh định cư Buôn Hlang, xã Chư Rcăm triển khai thực hiện từ năm 2012 và được điều chỉnh bổ sung lần cuối vào tháng 8-2016 với tổng mức đầu tư 10.771,4 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 7.241,7 triệu đồng, ngân sách huyện Krông Pa 3.529,7 triệu đồng. Quy mô đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ di dời định canh định cư tập trung cho 65 hộ của xã Chư Rcăm thường du canh du cư không ổn định sản xuất.

Đến nay dự án đã đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như: hoàn thành 2,085 km đường giao thông nội thôn với mặt đường bằng bê tông xi măng rộng 3 mét; trường học; 1 trạm biến áp, san gạt mặt bằng 10,74 ha đất để cấp đất ở cho 65 hộ, bồi thường giải phóng mặt bằng 15,35 ha; xây dựng hệ thống cấp nước và nhà sinh hoạt cộng đồng. Riêng từ năm 2013-2016 kế hoạch vốn của dự án định canh định cư Buôn Hlang là 4.024 triệu đồng. Ủy ban nhân dân huyện giao Ban Quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện thực hiện 3 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu gồm: hệ thống điện sinh hoạt, nước và nhà sinh hoạt cộng đồng với kinh phí là 3.523,8 triệu đồng đạt 87,57% kế hoạch.
    

 

Kiểm tra đường giáo thông tại khu vực định canh định cư xen ghép xã Ia Rsươm. Ảnh: N.D
Kiểm tra đường giáo thông tại khu vực định canh định cư xen ghép xã Ia Rsươm. Ảnh: N.D

Nguồn vốn trên UBND huyện Krông Pa đã giao cho các xã Ia Rsươm, Uar, Chư Ngọc,  Ia Rmok, Ia Dreh… làm chủ đầu tư xây dựng đường giao thông, san gạt mặt bằng để cấp cho 20 hộ dân…

Đoàn giám sát đã ghi nhận những kết quả đạt cũng như những khó khăn, tồn tại để có hướng giải quyết trong thời gian tới.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.