Phù Cát: Vốn CSXH hỗ trợ chuyển đổi cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ được vay vốn từ Ngân hàng CSXH huyện, những năm gần đây, nhiều nông hộ ở huyện Phù Cát đã chuyển đổi cây trồng, mở rộng quy mô, diện tích canh tác, ứng dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất thành công.

Được vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện theo chương trình cho vay hộ nghèo, ông Đặng Văn Thảo, ở thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp đầu tư đào giếng khai thác nước ngầm, lắp đặt hệ thống tưới nước phun tia, tưới béc… chuyển toàn bộ 13 sào đất vườn, đất trồng mì, bạch đàn kém hiệu quả sang trồng đậu phụng. Ngoài ra, được hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật kiến thức canh tác, ông Thảo trồng xen canh dừa xiêm, xoài cát Hòa Lộc tại ruộng đậu phụng. Nhờ làm đúng kỹ thuật, đến nay các loại cây trồng đều phát triển tốt, năng suất và thu nhập ổn định.

Nông dân Cát Hiệp áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch đậu phụng. Ảnh: T. GIANG

 Nông dân Cát Hiệp áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch đậu phụng. Ảnh: T. GIANG

Ông Thảo kể: Ban đầu tôi cũng như nhiều người vẫn nghĩ, trồng đậu phụng thì có gì mà phải học. Nhưng thực tế không phải vậy. Nhờ học hỏi và áp dụng kỹ thuật canh tác mới nên giảm được chi phí đầu tư, năng suất, phẩm cấp đậu lại cao hơn, bán được giá hơn nên tôi hay nói vui là “lợi đơn lợi kép”, mỗi sào đậu phụng tôi lãi từ 4 - 5 triệu đồng. Nhờ đó, kinh tế dần ổn định và gia đình tôi đã thoát nghèo.

Vụ Đông Xuân năm nay, xã Cát Hiệp đã mở rộng diện tích đậu phụng lên 825 ha, là vụ có diện tích đậu phụng nhiều nhất từ trước đến nay và cũng là địa phương có diện tích đậu phụng lớn nhất huyện Phù Cát. Điểm đáng nói, phần lớn diện tích này vốn là chân đất sản xuất lúa 1 vụ thiếu nước tưới, đất mì, đất trồng điều kém hiệu quả. Nhờ được đảm bảo nước tưới, chọn được giống đậu mới, phù hợp với điều kiện địa phương, đặc biệt người dân được chuyển giao tiến bộ KHKT, được hỗ trợ về vốn để mua sắm máy móc công cụ sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới như tưới nhỏ giọt, tưới tiết kiệm, sử dụng chế phẩm Trichoderma… nên năng suất thu hoạch bình quân đạt khoảng 45 tạ/ha. Năng suất cao lại được giá, giá ổn định ở mức cao nên người trồng đậu lãi khoảng 80 triệu đồng/ha. Hiện nay, giá trị sản xuất trên mỗi héc ta canh tác ở xã Cát Hiệp đạt mức 134 triệu đồng/năm, nhiều hộ không những đã thoát nghèo mà còn vươn lên khá giả.                               

TRƯỜNG GIANG

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null