Phát hiện tín hiệu vô tuyến 'kỳ lạ' từ vũ trụ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một đợt bùng phát sóng vô tuyến nhanh (Fast Radio Burst-FRB) đầy bí ẩn đến từ không gian.
Đợt bùng phát sóng vô tuyến nhanh đã được phát hiện bởi FAST (Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ năm trăm mét) của Trung Quốc. Những tín hiệu lạ từ thiên hà đã làm dấy lên những câu hỏi quan trọng về sự hình thành và nguồn gốc của những tín hiệu này.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trong một bài báo mới trên tạp chí khoa học Nature.
Các nhà khoa học đã theo dõi hiện tượng bằng các quan sát hàng tháng và phát hiện gần 75 vụ nổ trong khoảng thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2020.
Theo các nhà khoa học, những tín hiệu vô tuyến nhanh được đặt tên là FRB 20190520B, đến từ thiên hà lùn J160204.31111718.5 cách trái đất 3 tỉ năm ánh sáng.
Tín hiệu vô tuyến này có mức độ phân tán cực rộng ở khoảng cách từ 8 đến 9,5 tỷ năm ánh sáng.
Bài báo lưu ý rằng nguồn của FRB 20190520B “nằm chung với một nguồn vô tuyến nhỏ gọn, bền bỉ và được liên kết với một thiên hà chủ lùn có sự hình thành sao cụ thể cao...” Tín hiệu được cho là gần với một vật thể không xác định khác, đang phát ra tín hiệu vô tuyến yếu hơn. Kiểu kết hợp này chỉ được quan sát thấy trong một FRB khác.
 
 
FRB là những tia phát xạ tần số vô tuyến cường độ cao nhưng chớp nhoáng, chỉ khoảng một phần nghìn giây. Chúng được biết là gửi đi các sóng vô tuyến lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về hiện tượng này.
Một trong những đặc điểm thú vị nhất của FRB là phần lớn các đợt bùng phát này chỉ được quan sát thấy một lần: chúng xuất hiện từ hư không, bùng nổ một lần và sau đó biến mất. Do đó, chúng gần như không thể dự báo, cũng như theo dõi và kiểm tra.
FRB được xác định trong Dải Ngân hà được cho là đến từ một nam châm, một dạng sao chết, ngụ ý rằng các vụ phun trào nam châm là nguyên nhân của ít nhất một số FRB.
Theo Thanh Huyền (TPO)

Có thể bạn quan tâm