Phát hiện con nghiện game, cha mẹ nên làm gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần đây, nhiều vụ án xuất phát từ việc “làm theo game” đang khiến nhiều bậc cha mẹ phải giật mình.

 

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) năm 2019, game là ứng dụng hàng đầu mà trẻ em yêu thích, đặc biệt là đối tượng trẻ em trai.

Điều này cho thấy trẻ em có nhu cầu vui chơi, giải trí, tương tác sử dụng công nghệ. Trẻ em thích chơi game, nhưng nghiện game là câu chuyện khác.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, nghiện game là một trình trạng sức khỏe tâm thần và thuộc nhóm rối loạn do những hành vi có tính nghiện ngập - đây là bệnh liên quan tới tâm thần.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), chuyên gia về giáo dục và phát triển trẻ em - cho biết, việc trẻ em dành quá nhiều thời gian chơi game sẽ ảnh hưởng tới nhịp sinh học, thiếu vận động, cận thị, không quan tâm đến thế giới xung quanh, khó kiểm soát tâm lý, hoà nhập xã hội.

Ngoài ra, trẻ chơi game trực tuyến có thể gặp các rủi ro như kết bạn xấu, tiếp cận game có nội dung bạo lực, khiêu dâm không phù hợp với lứa tuổi hay bị lừa đảo, bị xâm hại...

"Đặc biệt, trẻ có thể bị game chi phối, tìm mọi cách để có tiền và thời gian chơi, bắt chước game, có hành vi hung hãn... dẫn đến những hệ quả vô cùng nghiêm trọng và đáng tiếc như vụ việc đánh bố mẹ, đi cướp tiền chơi game, hay bắt chước "làm theo game" như vụ việc nghi phạm lớp 11 tại Nghệ An vừa rồi" - bà Linh nói.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững cho rằng, nhắc đến game cha mẹ thường rất hay dị ứng, cho rằng mọi game đều xấu. Thực ra điều này không đúng, nhiều game cũng có ích lợi, chơi game đôi khi để giải trí, giải toả căng thẳng, tăng cường phối hợp tay - mắt, kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống...

Bà Linh cho rằng, cha mẹ không nên đặt tư tưởng game là xấu và cố gắng cấm đoán, kiểm soát trẻ, việc kiểm soát 24/7. Đôi khi, việc này còn có tác dụng ngược khiến trẻ muốn phản kháng, càng muốn chơi game, có thể chơi lén lút, giấu giếm cha mẹ.

"Thay vào đó, cha mẹ có thể cùng con tìm hiểu và xác định các game con nên chơi, phù hợp với lứa tuổi và sở thích của con. Cha mẹ nên có các thông điệp giáo dục tốt, và cùng con đặt ra các giới hạn về việc chơi game như thời gian chơi, khi nào được chơi" - bà Linh nói.

Cha mẹ có thể cùng con thảo luận về lợi ích và tác hại của game, giúp con tự phân loại tốt xấu và điều chỉnh hành vi chơi game phù hợp. Việc con có tư duy phản biện và độc lập là vô cùng quan trọng để tự bảo vệ chính mình.

Theo bà Linh, ngoài chơi game, cha mẹ hãy dành thời gian hướng con tới các hoạt động tích cực khác như vận động thể thao, đọc sách, cùng đi chơi với gia đình, giao tiếp xã hội. Việc này giúp con không sa đà vào game và thấy có những lựa chọn thú vị khác.

Nếu chẳng may phát hiện trẻ có các dấu hiệu gặp rủi ro khi chơi game, nghiện game, theo bà Linh, cha mẹ cũng không nên đóng vai cảnh sát tra hỏi hay quan toà để phán xét, cấm đoán.

"Tích cực chia sẻ và trao đổi thảo luận với con để ít nhất con cái sẽ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng chia sẻ với cha mẹ những game mình đang chơi và nếu có gặp phải rủi ro thì các con cũng sẽ tìm kiếm sự trợ giúp của cha mẹ" - bà Linh nhấn mạnh.

 

https://laodong.vn/xa-hoi/phat-hien-con-nghien-game-cha-me-nen-lam-gi-814579.ldo

Theo ANH THƯ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.