Ông Thái Như Hiệp và hành trình từ 6 công nhân đến lô cà phê đầu tiên XK vào EU theo EVFTA

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Là thương hiệu cà phê hữu Việt đầu tiên tại Việt Nam, L’amant Café của doanh nhân Thái Như Hiệp là một bước đột phá giúp nâng tầm cà phê Việt trên bản đồ thế giới. Hôm qua (16/9) doanh nghiệp của ông Thái Như Hiệp xuất khẩu lô cà phê đầu tiên vào thị trường châu Âu theo Hiệp định EVFTA.
Khởi nghiệp chỉ với 6 công nhân
Khởi nghiệp từ năm 1991 chỉ với 6 công nhân trong một nhà kho có diện tích 500m2 cùng số vốn 500 triệu đồng ở TP HCM, doanh nhân Thái Như Hiệp thành lập lên Vĩnh Hiệp. Lúc đầu, doanh nghiệp của ông Hiệp chủ yếu tập trung chế biến và cung cấp các sản phẩm nông sản như đậu phộng, mè đen, vàng, đậu trắng, ớt khô, gừng khô, tiêu,… cho các công ty xuất khẩu đi Nga và Algeria.
Tới năm 1999, Vĩnh Hiệp đặt văn phòng chính thức tại TP Pleiku, tỉnh Giai Lai. Khi này công ty phát triển hơn với hệ thống nhà máy chế biến cùng nhà kho có kích thước gấp đôi, chuyên mua, chế biến và cung cấp hạt cà phê, tiêu, điều cho các công ty xuất khẩu.
Năm 2014, ấp ủ ý định về việc mang cà phê sạch phục vụ cộng đồng, ông chủ Vĩnh Hiệp nghiên cứu, xây dựng và hình thành quy trình trồng cà phê sạch với 45ha cà phê hữu cơ tại huyện Chư H’drong, tỉnh Gia Lai.

Doanh nhân Thái Như Hiệp cùng giấc mơ
Doanh nhân Thái Như Hiệp cùng giấc mơ "Mang cà phê hữu cơ Việt ra thế giới".
Với tình yêu cà phê, L'amant Café ra đời cùng giấc mơ "Mang cà phê hữu cơ Việt ra thế giới". Được trồng tại núi Hàm Rồng – Gia Lai, ở độ cao trung bình 720/750m so với mặt nước biển. Bên cạnh đó khí hậu quanh năm ôn hòa, thổ nhưỡng thích hợp và lý tưởng nhất để trồng cà phê, L'amant Café của doanh nhân Thái Như Hiệp được tạo nên như thuở sơ khai con người chỉ có thể trồng, chế biến cà phê một cách hoàn toàn tự nhiên và hữu cơ.
Không chỉ tỉ mỉ trong cách trồng từng cây cà phê, quy trình rang xay cũng đặc biệt được chú trọng. Dựa trên tiêu chí 3 không: không tẩm ướp, không chất phụ gia, không chất bảo quản; cà phê được đóng theo tiêu chuẩn quốc tế, tất cả tạo nên bước đột phá của Vĩnh Hiệp trong nền công nghiệp sản xuất và chế biến cà phê.
Giờ đây, ông Hiệp cùng doanh nghiệp của mình đang không ngừng xây dựng L'amant Café với các dòng cà phê mang hương vị đậm đà thuần khiết cùng phương châm "Sạch từ nông trại đến ly cà phê", quyết tâm mang dòng sản phẩm cà phê sạch và nguyên chất 100% đến người tiêu dùng.
Chia sẻ về thương hiệu L'amant Café, cha đẻ cà phê hữu cơ Thái Như Hiệp chia sẻ: "Vĩnh Hiệp luôn luôn đặt những tiêu chí như sự tử tế, chất lượng và uy tín lên hàng đầu. Để tăng thêm uy tín, sự lớn mạnh của doanh nghiệp, Công ty đã thay đổi sản xuất, đầu tư thay đổi công nghệ, đầu tư cho nông nghiệp, thay đổi thói quen sản xuất truyền thống của người nông dân để cho ra sản phẩm cà phê chất lượng. Vĩnh Hiệp cũng là doanh nghiệp tiên phong trong việc thay đổi xu hướng đi từ vô cơ chuyển sang hữu cơ".
Nổ "phát súng" đầu tiên trong ngành cà phê Việt khẩu vào châu Âu theo EVFTA
Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020, toàn bộ các sản phẩm cà phê bao gồm chưa rang, đã rang, các loại cà phê chế biến đều được xóa bỏ thuế về 0%. EU cũng cam kết bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cà phê Việt Nam. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường EU.
Là doanh nghiệp nổ phát súng đầu tiên cho ngành cà phê Việt, ngày 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Gia Lai và Công ty Vĩnh Hiệp đã tổ chức lễ công bố sản phẩm nông nghiệp cà phê xuất khẩu vào châu Âu theo Hiệp định EVFTA. 14 container cùng 296 tấn cà phê của Vĩnh Hiệp được xuất khẩu tới Hamburg, Antwerp của Bỉ và Đức.
Hiện các sản phẩm của Vĩnh Hiệp đã đạt được toàn bộ các chứng chỉ Quốc tế cho 25.000 ha cà phê của công ty. Từ các chứng chỉ của Mỹ, Nhật, châu Âu, Hàn Quốc, kể cả chứng chỉ của các tổ chức bền vững, trong đó có Hà Lan về FOSI, DELFORES. 
Đây cũng là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam có nông trại cà phê đạt chuẩn hữu cơ USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. L'amant Café của ông Thái Như Hiệp cũng đang sử dụng nguồn nguyên liệu đáp ứng các bộ tiêu chuẩn quốc tế như 4C, UTZ, BRC, Japan Organic và EU Organic.

Vĩnh Hiệp đảm bảo quy trình sản xuất cà phê hữu theo tiểu chuẩn quốc tế.
Vĩnh Hiệp đảm bảo quy trình sản xuất cà phê hữu theo tiểu chuẩn quốc tế.
Chia sẻ về quá trình chuẩn bị xuất khẩu cà phê tới thị trường EU thông qua Hiệp định EVFTA, trên báo chí, ông chủ Vĩnh Hiệp cho hay: "Từ khi Chính phủ thông qua Hiệp định EVFTA, mỗi doanh nghiệp trên vùng nguyên liệu phải chuẩn bị từ trước đây 5 năm để chúng ta hội nhập. Sự chuẩn bị đó là phải xây dựng lại quy trình, quy chuẩn về canh tác nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; thay đổi cách làm truyền thống lạc hậu kém hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến môi trường, hội nhập phương thức canh tác mới về công nghiệp số, nông nghiệp số, chuẩn hóa số từ bao bì, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý... mà các quy định của EVFTA đã đưa đối với các mặt hàng được nhập vào thị trường vốn khó tính này".
Để có thể tiến vào thị trường châu Âu theo Hiệp định EVFTA, sản phẩm cà phê phải đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo tất cả các quy định hết sức khắt khe của thị trường khó tính này. 
Các sản phẩm bắt buộc phải có truy xuất nguồn gốc, chất lượng cao, có chỉ dẫn địa lý, thực thi các quy định của Hiệp định EVFTA được đã kiểm soát từ nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
Hiện mỗi năm, Vĩnh Hiệp của doanh nhân Thái Như Hiệp xuất khẩu khoảng 50-70 tấn cà phê các loại cho thị trường thế giới, trong đó, xuất sang thị trường châu Âu chiếm 60%. Doanh thu kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD. Được biết, niên vụ 2019 - 2020, doanh nghiệp đã xuất sang thị trường châu Âu khoảng 34.000 tấn cà phê, gồm các sản phẩm như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê tinh và cà phê sạch.
Với phương châm "Sạch từ nông trại đến ly cà phê", ông chủ Vĩnh Hiệp đã xây dựng nông trại cà phê hữu cơ được đầu tư, chăm chút từ khi còn ở vườn ươm cho tới khi vào nhà máy và tới tay người dùng. 
Cho con đường sản xuất cà phê hữu cơ ít người đi nhưng doanh nhân Thái Như Hiệp vẫn luôn tin rằng, "Việt Nam tới đây sẽ có nhiều vùng nguyên liệu sạch. Tôi tin, nếu chúng ta đoàn kết, nắm chặt tay nhau, tận lực hành động và sáng tạo, chắn chắn sẽ đi tới thành công".
Phương Thảo (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.