Nông dân Huỳnh Văn Trung (Phù Cát): Làm giàu từ trồng trọt và chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ biết phát huy lợi thế đất đai của địa phương, cộng với bản tính cần cù, siêng năng, nông dân Huỳnh Văn Trung ở thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, đã phát triển chăn nuôi, sản xuất, trở thành tấm gương làm kinh tế giỏi ở địa phương.

Năm 1995, khi được xã Cát Tường giao khoán 9,7 ha đất vườn điều ở thôn Chánh Liêm, chàng thanh niên Huỳnh Văn Trung (khi ấy 27 tuổi) đã nỗ lực cải tạo vườn, chặt bỏ những cây điều kém hiệu quả để trồng lại cây điều ghép cho năng suất cao hơn. Rút kinh nghiệm qua thực tiễn sản xuất và thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do các cấp Hội nông dân tổ chức, hội viên Huỳnh Văn Trung đã áp dụng nhiều tiến bộ KHKT vào quá trình thâm canh, chăm sóc, thường xuyên cải tạo đất và sử dụng các loại phân bón có hiệu quả. Qua đó, vườn điều của gia đình ông Trung phát triển tốt và cho năng suất cao, ổn định.

Ông Huỳnh Văn Trung đang chăm sóc đàn heo của gia đình.

Ông Huỳnh Văn Trung đang chăm sóc đàn heo của gia đình.

Hiện nay có 3 ha điều đã cho quả, gia đình ông thu lãi 64 triệu đồng/năm. Tận dụng diện tích đất khi cây điều còn nhỏ, gia đình ông trồng thêm các loại cây ngắn ngày như đậu phụng, dưa, mè... đạt hiệu quả cao, thu được đến 700 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, với 12 ha đất khác trồng cây lâm nghiệp, gia đình ông trồng gối đầu theo chu kỳ (mỗi chu kỳ 3 ha), hằng năm cho lợi nhuận 180 triệu đồng.

Gia đình ông Trung còn nuôi 900 con heo thịt/năm (300 con/lứa), thu nhập sau khi trừ chi phí được 900 triệu đồng; nuôi 8 con bò lai sinh sản, cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Như vậy, tổng thu nhập từ trang trại, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông còn lãi gần 2 tỷ đồng.

Ông Trung chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Bản thân tôi thường xuyên tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm hay và những tiến bộ KHKT để áp dụng vào sản xuất. Đồng thời rút kinh nghiệm qua thực tế nhiều năm, tôi nhận thấy để cho vật nuôi phát triển tốt thì quan trọng nhất là khâu chọn giống, con giống phải chuẩn, sạch bệnh và chất lượng. Thứ hai là phải tiêm phòng đầy đủ theo định kỳ cho vật nuôi và thường xuyên tiêu độc sát trùng, vệ sinh chuồng trại. Nhờ vậy, đàn heo của gia đình luôn phát triển tốt và rất ít dịch bệnh. Như năm 2019, trong khi nhiều hộ chăn nuôi phải điêu đứng vì dịch tả heo châu Phi bùng phát, thì đàn heo của gia đình tôi vẫn an toàn và phát triển tốt”.

Ông Trung còn rất nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho rất nhiều người không những ở địa phương mà còn ở các huyện khác đến trang trại của ông tham quan, học hỏi. Trong nhiều năm liên tục, ông Trung được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh và Trung ương, được Chủ tịch UBND tỉnh và các cấp Hội Nông dân tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Ông Nguyễn Hữu Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cát Tường, nhận xét: “Không những làm kinh tế giỏi mà ông Huỳnh Văn Trung còn tham gia tích cực các phong trào do Hội Nông dân xã phát động. Hội viên này là một trong những người đi đầu hưởng ứng và thực hiện tốt phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi ở địa phương bằng mô hình kinh tế trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Từ mô hình của ông Trung đã có nhiều hội viên nông dân đến học tập và áp dụng vào sản xuất có hiệu quả”. 

LƯƠNG NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh lễ ký kết tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai ký kết hợp đồng ủy thác với các hội, đoàn thể

(GLO)- Ngày 18-7, tại phường Quy Nhơn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai tổ chức lễ ký kết hợp đồng ủy thác với 14 đơn vị hội, đoàn thể cấp xã, phường trên địa bàn. Đây là sự kiện mang ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho giai đoạn hợp tác mới với nhiều triển vọng. 

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

null