Mất ngủ là bệnh lý mà hiện nay rất nhiều người mắc phải, những thảo dược này như một cứu cánh cho người mất ngủ do suy nghĩ, lo âu, stress.
Cây trinh nữ: Trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh và chữa bệnh mất ngủ hiệu quả. Cách dùng: mỗi lần lấy khoảng 20 lá cây trinh nữ khô hoặc tươi, cho vào 100ml nước sắc lên tầm 5-10 phút, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Cây xạ đen: Là cây thuốc nam ngoài tác dụng chính là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, xạ đen còn điều trị bệnh mất ngủ rất tốt. Cách dùng: Xạ đen 60g thân và lá sắc nước uống hàng ngày.
Củ gừng: Là loại dược liệu phổ biến và dễ tìm, củ gừng cũng được rất nhiều người sử dụng trong việc chữa mất ngủ. Bạn có thể dùng gừng để chữa mất ngủ bằng cách: Gừng với đường đỏ và 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này chữa mất ngủ kinh niên cực tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.
Tất cả các thành phần của cây Tam thất bắc đều được sử dụng làm thuốc, đây được coi là cây thuốc vàng trong Đông Y. Đặc biệt, hoa Tam thất là một loại trà thảo dược dùng pha uống hằng ngày với rất nhiều công dụng trong đó nổi bật với tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Sử dụng trà hoa tam thất vào ban ngày bạn sẽ dễ ngủ hơn vào buổi tối.
Lạc tiên là bài thuốc dưỡng tâm, an thần phổ biến được dùng trong hầu hết các bài thuốc chữa mất ngủ của Đông Y. Lạc tiên có thể dùng với nhiều phương pháp khác nhau, có người lấy để nấu canh, cũng có người lấy lạc tiên phơi khô để hãm nước uống như chè. Bất kể ăn hay uống trà lạc tiên đều có tác dụng giảm bớt chứng mất ngủ, khó ngủ, hồi hộp.
Lá vông: Là cây thuốc mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm hàng rào và lây lá ăn, hoặc làm cảnh. Theo y học cổ truyền, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao. Y học cổ truyền thường dùng lá vông trong các bài thuốc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Tâm sen là trồi mầm bên trong của hạt sen, tâm sen có màu xanh, đây là vị thuốc thường được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Ngày nay tâm sen còn được chế biến thành dạng trà để tiện sử dụng. Để điều trị bệnh mất ngủ ta có thể dùng tâm sen hãm trà uống hàng ngày.
Củ bình vôi thường mọc trên các sườn đồi ở khắp các tỉnh đồ núi nước ta. Tác dụng điều trị mất ngủ của bình vôi đã được nghiên cứu và được sử dụng cho Bộ đội từ kháng chiến chống Pháp để làm thuốc điều trị mất ngủ, chống đau tim. Năm 1961 các nhà khoa học Liên Xô đã tiến hành nghiên cứu về củ bình vôi ở nước ta và tìm ra tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp ở cây thuốc này.
(GLO)- Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, phổ biến ở trẻ em. Nguồn lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh có thể phát triển thành dịch trong cộng đồng…
Đậu phộng được sử dụng phối hợp cùng một số nguyên liệu như táo tàu, hạt sen, mật ong... để chữa bệnh suy nhược (làm việc quá sức), lao lực, làm dịu các cơn ho, đau dạ dày...
Giảm cholesterol, có khả năng làm hạ đường huyết, bảo vệ gan, hỗ trợ giảm cân… Nhưng vài năm gần đây, một số nam giới lại kiêng dùng giảo cổ lam vì lo ngại sức mạnh 'chốn phòng the' bị giảm sút.
Gừng, một loại gia vị nổi tiếng trong ẩm thực và y học cổ truyền, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gừng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu và hoạt chất sinh học mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.
Húng quế được coi là loại rau gia vị sử dụng phổ biến trong các món ăn thường ngày, đây còn được ví như "thần dược" bởi lợi ích tuyệt vời với sức khỏe.
Huyết áp cao không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ hay bệnh thận. Muốn kiểm soát huyết áp thì chế độ ăn uống rất quan trọng.
Cơ quan chức năng huyện Tu Mơ Rông vừa phát hiện một trường hợp vào xã Đăk Hà bán các loại thuốc đông y không có chứng chỉ hành nghề, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thuốc cho người dân.
Nhân trần được rất nhiều người sử dụng như một loại nước uống giải khát hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế thì nhân trần tính mát nên có nhiều trường hợp cần lưu ý khi sử dụng.