Những người tuyệt đối không ăn giá đỗ vì cực độc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá đỗ là loại thực phẩm có tính thanh mát, giải nhiệt và giàu khoáng chất, xơ rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, giá đỗ cũng là loại rau dễ nhiễm độc và gây tác hại với một số đối tượng người tiêu dùng.

 

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet



Giá đỗ rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều khoáng chất, amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals)...

Theo tính toán, cứ 100g giá đỗ có 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, 15 - 25mg vitamin E và 44 calo.

So sánh thành phần dinh dưỡng của giá đỗ với "tiền thân" của nó là những hạt đỗ thì thành phần dinh dưỡng trong giá đỗ được tăng lên vượt trội. Ăn giá đỗ là một cách tăng giá trị dinh dưỡng của các loại đậu.

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng giá đậu xanh sống có tác dụng kéo dài tuổi thọ, rất tốt trong những trường hợp thiểu năng sinh dục, và còn có tác dụng cho sản phụ khó sinh, tốt cho chị em mang thai, phòng tránh sẩy thai.

Trong bệnh huyết áp cao chưa rõ nguyên nhân, người ta thường dùng giá đậu xanh búp mầm đun kỹ lọc lấy nước khoảng 100 ml, ngày uống 2 lần sáng chiều thì sẽ giúp huyết áp hạ xuống.

Ngoài ra trong giá đỗ có chứa rất nhiều chất oxi hóa, vitamin E, vitamin C. Những chất này có tác dụng hấp thu tia tử ngoại, tẩy sạch những chấm đen trên da mặt, hạn chế nếu nhăn và thâm da, giúp da mặt bớt khô, căng mịn màng và trắng sáng hơn.

Những người sau không nên ăn giá đỗ

Người viêm dạ dày mãn tính thì không nên ăn giá đỗ. Đó là những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, lưng, và chân đau nhức, đi ngoài phân lỏng. Những người này nếu ăn giá đỗ càng làm bệnh tình trở nên nặng thêm, thậm chí có thể bị đau bụng đi ngoài nhiều dẫn đến mất nước, huyết khí ngừng trệ làm cho cơ bắp khớp bị đau nhức, tỳ dạ dày yếu, lạnh dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa ví dụ như là bị viêm dạ dày mãn tính.

Người chân tay lạnh, yếu
 

Nếu chân tay thường xuyên lạnh, thiếu lực, lưng, chân đau nhức, đi ngoài phân lỏng… ăn giá đỗ sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Người đang đói bụng

Giá đỗ tương mang tính hàn, ăn khi đói sẽ hại tới dạ dày. Để phát huy tác dụng của giá đỗ tương nên ăn cùng các thực phẩm khác trong bữa ăn.

Người đang uống thuốc

 

 Giá đỗ có khả năng giải độc nên có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc. Do đó, nếu đang uống thuốc không nên ăn giá đỗ, hoặc ăn gần với thời gian uống thuốc.
Giá đỗ có khả năng giải độc nên có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc. Do đó, nếu đang uống thuốc không nên ăn giá đỗ, hoặc ăn gần với thời gian uống thuốc.



Phụ nữ mang thai, cho con bú

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên ăn giá đỗ sống. Do giá đỗ được làm ở nhiệt độ 35 độ C, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu muốn ăn giá đỗ, nên chần qua nước sôi hoặc nấu chín.

Cách sử dụng giá đỗ an toàn

Khi mua giá đỗ, bạn nên chọn giá cong queo, giá nhỏ, nhiều rễ và về nhà vặt bớt rễ để không độc. Nếu giá nhạt, dài và ít rễ, trắng thì chắc chắn dùng thuốc ngâm.

Hiện nay, giá đỗ có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 – 35 độ C. Đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật. Vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối. Mặt khác, giá đỗ rất bổ, mọi người không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày.

Theo Tiền Phong/VIE

Có thể bạn quan tâm

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ (táo tàu) từ lâu đã được xem là một loại ‘thần dược’ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,…Tuy nhiên, một số người cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.