Những điềm lành và điều cần kiêng kỵ ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người Việt có câu: “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Vì thế, trong những ngày Tết, người Việt đặc biệt cẩn trọng trong mọi việc. Nếu năm mới gặp những điều báo hiệu may mắn thì hy vọng cả năm sẽ tốt lành, ngược lại sẽ xui xẻo không ít.
 

 

Những điềm lành báo hiệu năm mới may mắn

Cây quất tứ quý

Nhiều người quan niệm nếu ngày Tết nhìn thấy cây quất của gia đình có đủ Tứ quý: Quả xanh, quả chín, hoa, lộc thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, phúc lộc. Hoa đào nở kép Từ sau đêm Giao thừa cho tới sáng mùng Một Tết, nếu hoa đào nở kép, hoa thắm, có ba lớp trên đài như hình dáng bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc cho gia đình.
 

 

Hoa mai nở 6 cánh

Có câu "Hoa khai phú quý". Ngày Tết, nếu thấy hoa mai nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Nếu có một vài bông hoa nở 6 cánh nữa thì trong năm càng gặp nhiều may mắn và an lành. Nhặt được đồ Đầu năm nhặt được tiền (của rơi) là báo hiệu điềm may mắn. Tuy nhiên, nếu là đồ vật có giá trị hoặc số tiền lớn thì nên tìm cách trả lại cho chủ nhân của nó. Bởi, sẽ không có gì tốt hơn là đầu năm làm điều phúc đức cho người và giúp tâm hồn luôn thanh thản.

Mặc quần áo trái

Nghe có vẻ buồn cười nhưng đây là dấu hiệu báo một năm mới may mắn và tốt lành. Tuy nhiên, điều này sẽ không đúng nếu như bạn cố tình mặc trái quần áo. Chó chạy vào nhà Tục ngữ có câu: “Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang”. Theo dân gian, khi chó chạy vào nhà sau Giao thừa hoặc sáng mùng Một, đặc biệt là chó lạ, thì gia đình sẽ gặp nhiều may mắn. 5 điều cần kiêng kỵ Kiêng ăn những món xui xẻo Người Việt thường kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt vào đầu tháng hoặc đầu năm bởi sợ xui xẻo. Người miền Nam còn kiêng ăn tôm, sợ cả năm sẽ “giật lùi” như dáng bơi của con tôm. Kiêng bất hòa Ngày Tết, mọi người thường kỵ cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình. Vì thế, dù con cái có nghịch dại, cha mẹ cũng không quát mắng gì, chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo hoặc làm ngơ.
 

 

Kiêng xuất hành ngày xấu

Ca dao có câu: “Mồng năm, mười bốn, hăm ba. Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn”. Không chỉ kỵ xuất hành mà người ta còn kỵ mở hàng, kỵ khai trương vào những ngày này. Kiêng nói điều rủi ro Mọi người thường kiêng không nói tới điều rủi ro, hoặc xấu xa trong ngày Tết như: “Chết rồi!”, “Toi rồi”… Kiêng hót rác đổ đi Tích xưa bên Trung Quốc kể lại rằng, có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Từ khi có cô về, ông ta bỗng trở nên giàu có. Mùng Một Tết năm ấy, Như Nguyệt bị ông chủ mắng nhiếc, nàng sợ hãi trốn vào đống rác. Ông chủ không biết nên mang rác đổ đi, từ đó ông lại trở nên nghèo khó. Kể từ đó, trong những ngày Tết (từ đêm Giao thừa đến trước khi hóa vàng) mọi người thường kiêng không hót rác đổ đi. Nếu có quét nhà thì sẽ dồn lại một góc, chờ hóa vàng mã xong mới đem đổ đi.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.