Nhơn Lộc tiến tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi về đích nông thôn mới vào năm 2014, từ đó đến nay, xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn) tiếp tục giữ vững và phát huy các tiêu chí, diện mạo nông thôn và đời sống người dân không ngừng phát triển.

Triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) từ năm 2011, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng hưởng ứng, tham gia của toàn dân, năm 2014 Nhơn Lộc đã về đích, sớm hơn 1 năm theo kế hoạch.

Một góc nông thôn Nhơn Lộc hôm nay. Ảnh: N.HÂN

Một góc nông thôn Nhơn Lộc hôm nay. Ảnh: N.HÂN

Đứng trên nền thành tựu đã đạt được trong công cuộc XDNTM, những năm sau đó chính quyền địa phương và người dân xã Nhơn Lộc càng vun đắp thêm tươi đẹp diện mạo của quê hương. Bây giờ trở lại Nhơn Lộc, nhiều người thật sự ngỡ ngàng trước những đổi thay của vùng quê đã từng rất  nghèo khó này.

Dễ thấy nhất là tất cả các đường trục xã, đường thôn ngõ xóm đều đã được bê tông hoặc thảm nhựa. Hai bên đường là những ngôi nhà khang trang, không hiếm những ngôi nhà tầng bề thế. Khu vực xung quanh chợ Nhơn Lộc không còn những hàng quán lèo tèo, thay vào đó là những cửa hiệu buôn bán nhiều mặt hàng phong phú.

Theo ông Nguyễn Huỳnh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc, trước đây do giao thông còn bất tiện, nên người dân trong xã khó phát triển thương mại, dịch vụ. Bây giờ, giao thông thông suốt, các mặt hàng mua về bán tại xã được giảm cước phí vận chuyển, nên việc mua bán trở nên thuận lợi hơn, người tiêu dùng được hưởng lợi. Bên cạnh đó, giao thông nội đồng cũng đã được kiên cố nên nông dân đã có thể đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều nông dân ở đây đã trở thành những “chuyên gia” sản xuất lúa giống cho các DN với thu nhập cao hơn nhiều so với làm lúa thương phẩm trước đây.

Không chỉ vậy, nhờ được hỗ trợ tín dụng nên người dân xã Nhơn Lộc còn phát triển thêm ngành chăn nuôi. Từ rất sớm, Nhơn Lộc đã trở thành “thủ phủ” của nghề nuôi bò vỗ béo, cái nghề giúp “xây nhà sắm xe” cho không ít hộ nông dân ở đây. Ông Nguyên cho hay: UBND xã đứng ra tín chấp cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn để phát triển chăn nuôi và các nghề truyền thống như nấu rượu Bàu Đá, sản xuất bánh tráng…, nên ngoài cây lúa, người dân địa phương có thêm nhiều nguồn thu nhập khác, đời sống ngày càng nâng cao. Khi người dân đã có “của ăn của để” thì bà con sẵn sàng đóng góp xây dựng quê hương.

Đến nay, 6/6 thôn của xã đều có nhà văn hóa thôn với kinh phí xây dựng do người dân tự nguyện đóng góp. Ông Nguyễn Huỳnh Nguyên cho biết thêm: “Tất cả nhà văn hóa thôn đều phát huy hiệu quả. Trước đây, mỗi khi chính quyền thôn hoặc các hội đoàn thể muốn họp dân để truyền đạt vấn đề gì thì mời dân đến Ban thôn, hầu hết đều ọp ẹp, cũ kỹ, thậm chí không có chỗ để ngồi. Giờ tất cả các nhà văn hóa thôn đều khang trang, có sân rộng, phương tiện âm thanh, người dân đến dự họp có được tâm thế thoải mái nên công tác tuyên truyền các chính sách của Nhà nước đến người dân đạt hiệu quả cao”.

Hiện Nhơn Lộc đang hướng tới XDNTM kiểu mẫu. Lãnh đạo cùng cán bộ chuyên môn của xã đã tham quan các mô hình nông thôn kiểu mẫu ở miền Bắc để học tập kinh nghiệm thực hiện. Hy vọng về Nhơn Lộc lần sau chúng tôi sẽ còn thấy nhiều đổi thay khác của vùng quê này.

THANH MINH                      

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null