Nhớ cái Tết đầu sau Hiệp định Paris

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày cuối tháng 1-1973, mặc dù Tết Nguyên đán Quý Sửu đã cận kề nhưng tình hình chiến sự tại mặt trận đường 19 Tây vẫn diễn ra vô cùng ác liệt. Cả ta và địch đều quyết tâm giành thêm đất, thêm dân, mở rộng vùng kiểm soát trước khi Hiệp định Paris có hiệu lực.

Bằng sự cố gắng vượt bậc, chỉ trong vòng 10 ngày (từ 17 đến 27-1-1973), các đơn vị của Sư đoàn 320 đã quét sạch quân địch, làm chủ đường 19 từ Đức Cơ đến làng Yít và đường 14 từ Phú Mỹ đến Mỹ Thạch, mở ra vùng giải phóng rộng lớn ở phía Tây Nam Gia Lai, nối thông với hành lang vận tải chiến lược ở phía Tây.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ảnh tư liệu).
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ảnh tư liệu).

Vào lúc 17 giờ ngày 27-1-1973, sau khi tham gia tiến công đánh chiếm căn cứ 30, Đại đội 1 súng máy cao xạ 12,7 mm (Tiểu đoàn 16) tiếp tục cùng Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48) phát triển tiến công xuống làng Yít tiếp giáp với đồn Tầm (nay thuộc xã Ia Lang, huyện Đức Cơ) lập tuyến chốt chặn đường 19. Cùng thời điểm đó, theo giờ Việt Nam, Hiệp định Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết nhưng thời điểm có hiệu lực là 0 giờ ngày 27 và thời điểm ngừng bắn lại vào 8 giờ hôm sau (28-1-1973, tức 29 Tết Quý Sửu). Chúng tôi hiểu rằng, kẻ thù rất cay cú trước những thất bại liên tiếp vừa qua, nhất định chúng sẽ tiếp tục tấn công hòng vớt vát củng cố lại thế trận trước giờ ngừng bắn.

Đúng như nhận định của chúng tôi, địch đã điều Tiểu đoàn 62 Biệt động quân và một chi đoàn xe tăng của Thiết đoàn 21 thiết giáp đến tăng cường cho khu vực đồn Tầm. Đến khoảng hơn 17 giờ, địch bắt đầu tấn công. Mở đầu, chúng cho các trận địa pháo ở Thanh Bình, Thanh An bắn cấp tập vào tuyến chốt chặn của ta. Chúng còn dùng cả súng phun lửa bắn vào khu vực trận địa của chúng tôi làm cháy rụi cây cối và những nhà dân còn sót lại. Sau đợt pháo, địch cho bộ binh có xe tăng yểm hộ tiến vào. Nhưng chúng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của bộ đội ta, một xe tăng M41 bị thiêu cháy, hàng chục tên địch bị diệt, địch phải cay cú rút khỏi trận địa. Tối đó, bộ phận tuyên truyền đấu tranh chính trị gồm một số cán bộ của Trung đoàn 48 và huyện 5 vừa được thành lập cũng vào triển khai công sự gần trận địa chốt của chúng tôi để chuẩn bị tác chiến sau giờ ngừng bắn.

Sáng 28-1, mặt trời vừa nhô lên, địch đã cho pháo bắn liên tục hàng giờ liền vào trận địa ta. Tiếng pháo vừa dứt, chúng tôi đã thấy 4 xe tăng M41 cùng bộ binh địch triển khai đội hình 2 bên đường 19 tiến vào hướng trận địa chốt của Đại đội 1 và Đại đội 3 (Tiểu đoàn 1), vừa đi chúng vừa bắn như vãi đạn sang 2 bên. Nhưng vừa lọt vào vùng kiểm soát của ta, một chiếc xe tăng đã bị trúng mìn bốc cháy, một chiếc khác bị đạn B41 của chiến sĩ ta nổ tung. Cùng lúc, bọn bộ binh địch cũng bị các cỡ súng của ta bắn dữ dội vào đội hình, hàng chục tên trúng đạn ngã vật.

Thấy vậy, chiếc xe tăng còn lại vội vã quay đầu chạy về phía sau. Bọn bộ binh địch không còn biết bấu víu vào đâu vội nằm rạp xuống đất giơ súng bắn loạn xạ lên trời. Một lúc sau, địch buộc phải lui quân về vị trí cũ. Không gian trở lại yên tĩnh. Chúng tôi tranh thủ củng cố lại trận địa chờ địch đến. Bỗng ở phía trước, tiếng súng tiểu liên AR15 nổ liên hồi xen lẫn tiếng reo hò huyên náo. Thì ra đã đến giờ ngừng bắn, binh lính địch bắn súng ăn mừng và reo vang vì họ nghĩ không phải chiến đấu nữa. Tiếng súng ngớt, binh lính địch trèo hết lên thành công sự cầm súng giơ lên trời tiếp tục kêu lên: “Hòa bình rồi. Sống rồi, anh em ơi!” Một lúc sau, từ bên phía địch bật lên tiếng cọt kẹt, rồi tiếng loa công suất lớn phát ra những lời lẽ tô vẽ cho cái gọi là “chính nghĩa quốc gia” cùng những lời ca vàng vọt, ủy mị. Đáp lại, tổ công tác của ta cũng dùng loa tuyên truyền về các điều khoản thi hành Hiệp định Paris và các bài ca cách mạng.

Ngay sau đó, chúng tôi được chỉ huy đại đội đến từng hầm pháo phổ biến về ý nghĩa thắng lợi của việc ký kết Hiệp định Paris, về thái độ ngoan cố của chính quyền Sài Gòn không chấp nhận hòa giải hòa hợp dân tộc, và sẽ chống phá đến cùng. Vì vậy, mỗi chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của địch và phải thực hiện tốt phương châm hiện nay là: Nếu địch tiến công lấn chiếm vùng giải phóng thì ta kiên quyết phản công giữ đất, bảo vệ dân, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh binh vận, kêu gọi binh lính địch quay súng trở về với nhân dân.

Ngày hôm sau (29-1, tức 30 Tết), từ sáng đến chiều, địch không có hoạt động gì đáng kể nhưng chúng tôi vẫn cảnh giác và luôn ở tư thế chiến đấu. Tối hôm đó, đơn vị tổ chức ăn Tết Quý Sửu. Bữa cơm Tất niên có thêm món chuối rừng ninh xương và thịt kho. Mỗi chúng tôi còn được Bác Tôn gửi tặng một điếu thuốc lá Điện Biên và 2 chiếc kẹo Hải Hà. Anh em trong khẩu đội vừa ngồi xuống quanh công sự để ăn cơm thì thấy tiếng chân người chạy rình rịch và tiếng hô của bộ đội ta: “Bắt lấy nó, không được bắn!”. Chúng tôi vội nhào ra thì thấy 2 bóng người chạy tới, cùng đường chúng phải dừng lại và giơ tay lắp bắp xin hàng. Trước cán bộ chỉ huy Tiểu đoàn 1, 2 tên tù binh Huỳnh Văn Nhỡ và Võ Thạch-lính của Tiểu đoàn 62 biệt động quân-đã thú nhận, lợi dụng trời tối và lúc bộ đội ta ăn cơm, chúng được lệnh mò sang gài mìn để sát hại bộ đội ta. Khi được hỏi: “Các anh có biết gì về Hiệp định Paris không?”, Thạch tỏ ra bối rối, thưa: “Dạ. Tôi có được nghe nói sắp có hòa bình, còn Hiệp định Paris thì hoàn toàn không biết”.

Sau Tết Quý Sửu, theo đề nghị của ta, địch đồng ý cùng ta làm Nhà hòa hợp để trao đổi việc thực thi các điều khoản của Hiệp định Paris. Nhà hòa hợp được dựng lên ở khu đất bằng phẳng giữa tuyến chốt của ta và địch 200 m. Khi Nhà hòa hợp đi vào hoạt động, chúng tôi được lệnh rút về phía sau 500 m, chỉ để lại một bộ phận nhỏ bảo vệ Đoàn hòa giải hòa hợp dân tộc của ta đấu tranh với địch ở Nhà hòa hợp. Song với bản chất hiếu chiến, chỉ sau lệnh ngừng bắn một thời gian ngắn, địch đã cho quân lấn chiếm ở đường 14, 21 và đường 5B; đến đầu tháng 3 thì chúng vi phạm trên đường 19. Khoảng 9 giờ ngày 4-3-1973, sau cuộc gặp gỡ của 2 bên ở Nhà hòa hợp không thành, đoàn ta vừa về tới vị trí thì địch cho 2 đại đội cùng 7 xe tăng ngang nhiên theo đường 19 tiến vào vùng đất của ta. Lập tức chúng bị trừng trị, 2 xe tăng M48 bị bắn cháy tại chỗ, quân địch phải tháo chạy tán loạn, bỏ lại nhiều xác chết của đồng bọn.

Mấy ngày sau, được ta cho phép, một trung đội lính của Tiểu đoàn 62 Biệt động quân do Trung úy Triêm chỉ huy mang cờ Hồng thập tự sang đất ta xin thu nhặt xác đồng bọn. Thấy xác chết lâu ngày trương phềnh, mùi hôi thối nồng nặc, bọn nhặt xác làm qua quýt. Đồng chí Toản-cán bộ binh vận của Trung đoàn 48, người đại diện phía ta, tấn công luôn: “Đây là xác người của các anh mà các anh làm ăn thế à!”. Trung úy Triêm liền túm cổ áo từng tên lính giúi xuống bắt làm và tuôn ra những lời tục tĩu rồi lảng ra xa. Mấy chiến sĩ làm nhiệm vụ giám sát ở đấy liền nói luôn: “Các anh thấy không, đi lấn chiếm phải chết uổng mạng mà còn bị đối xử tàn tệ như thế đấy”. Một tên lính ngẩng lên lấm lét nhìn Trung úy Triêm rồi nói nhỏ: “Thực tình tụi em không muốn thế, chỉ mong sớm được về với ông bà già và vợ con thôi. Nhưng cấp trên ra lệnh thì phải đi, không đi không được. Ngay việc này, tụi em phải làm cực nhọc là thế nhưng Trung úy Triêm-sĩ quan tâm lý chiến, ổng lại được nhận tiền thưởng”.

Chúng tôi còn ở lại cùng Trung đoàn 48 bảo vệ tuyến tiếp xúc làng Yít-đồn Tầm cho đến hết mùa khô rồi bàn giao cho đơn vị bạn để nhận nhiệm vụ mới. Như vậy, trọn cả Tết Nguyên đán và mùa Xuân Quý Sửu, chúng tôi liên tục phải đương đầu với địch. Nhưng sự gian khổ, hy sinh đó của chúng tôi đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Sư đoàn chuẩn bị địa bàn tác chiến để rồi cùng quân và dân Tây Nguyên mở màn cho toàn miền bước vào mùa Xuân 1975 toàn thắng.

Hùng Tấn

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Xã luận: Xuân khát vọng

Xã luận: Xuân khát vọng

(GLO)- Chúng ta quyến luyến chia tay năm Mậu Tuất, bước sang Xuân mới Kỷ Hợi 2019. Với Gia Lai, năm Mậu Tuất 2018 ghi dấu ấn đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, khát vọng vươn lên chinh phục những tầm cao mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.
Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

(GLO)- Năm 2018, Gia Lai tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là qua 2 lần tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được đều rất khả quan với nhiều dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

(GLO)- Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, huyện Chư Sê đã tập trung mọi nguồn lực để quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, vỉa hè… nhằm hướng tới mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2020.
Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

(GLO)- Năm 2017, huyện Chư Pưh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, giá trị tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,05%. Trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 12,92%, dịch vụ tăng 13,96%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,31 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hơn 282 tỷ đồng, đạt 104,28% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 23.585,7 ha, đạt 101,31% kế hoạch.
Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

(GLO)- Tăng cường hoạt động phòng-chống dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để người dân chủ động giám sát dịch tễ; triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế-dân số, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; phát triển và mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng...
Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

(GLO)- Ngày trước, khi nói về Bộ đội Biên phòng, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh chú chiến mã phi nước đại trên đỉnh núi cao xa. Tuy nhiên, lính Biên phòng không chỉ có ngựa mà còn sở hữu một lực lượng rất đặc biệt, đó là những chú chó nghiệp vụ cực kỳ nhanh nhạy, thông minh. Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất, chúng tôi có dịp lên xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) thăm Cụm Cơ động Chó nghiệp vụ 3-Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ trên toàn tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên.