Nhiều doanh nghiệp Nhà nước mắc sai phạm liên quan đến đất công

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Diện tích, số lượng cơ sở đất mà các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước được giao là rất lớn song chưa được quản lý chặt chẽ, sử dụng không hiệu quả, bị lấn chiếm, tranh chấp.
 
Doanh nghiệp Nhà nước còn mắc nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất công. Ảnh chỉ có tính chất minh họa
Kiểm toán nhà nước vừa chỉ ra tám nhóm sai phạm của các tập đoàn, tổng công ty, công ty Nhà nước năm 2017 trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán 2018 gửi Quốc hội, nổi lên là vấn đề quản lý và sử dụng đất đai. 
Cụ thể, kết quả kiểm toán cho thấy diện tích,số lượng cơ sở đất mà các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước được giao rất lớn song chưa đượcquản lý chặt chẽ.
Nhiều diện tích đất chưa sử dụng như 164,9 ha của Vinacafe, 72,87 ha của Sabeco, 8,77 ha của Veam,... Nhiều diện tích đất sử dụng không hiệu quả như trại thực nghiệm cà phê 111,73 ha tại tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2014 đến nay không thu được sản lượng của Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam, 1,9 ha đất của Trì tại thành phố Việt Trì không sử dụng, cho thuê một phần diện tích. 
Có những công ty sử dụng đất không đúng mục đích như 4,03ha của Công ty CP Xe lửa Dĩ An, hoặc để bị lấn chiếm, tranh chấp như 6.574,05 ha của Vinafor, 600,5 ha của Vinacafe, 0,22 ha của Sabeco và 3,05 ha của VNR-Công ty mẹ.
Kiểm toán Nhà nước cũng cho rằng các doanh nghiệp Nhà nước chưa được ký hợp đồng thuê đất hoặc có đầy đủ hồ sơ pháp lý nổi bật lên là những cái tên như TKV, Vinafor, Habeco, Sabeco, TCT Cảng hàng không Việt Nam: Công ty mẹ, Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, Vinachem, VNR, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn; Vinanren. 
Nhiều công ty cũng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước bao gồm: Công ty CP Than cọc 6 - Vinacomin, Vinafor, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, IDICO, Sonadezi.
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra, tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp có hiện tượng diện tích đất theogiấy chứng nhận quyền sử dụng chênh lệch lớn với thực tế, khi giao đất cácđịa phương không thực hiện đo đạc, cắm mốc giới cụ thể. 
Tình trạng người dân tự chuyển nhượng giá trị tài sản trên đất, đất được giao khoán và mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp. 
Ngoài sai phạm về quản lý và sử dụng đất đai không hiệu quả gây lãng phí, Kiểm toán Nhà nước cho biết hầu hết doanh nghiệp nhà nước còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tăng, giảm tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí. Qua đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 9.400 tỷ đồng và 0,42 triệu USD. 
Nhiều doanh nghiệp quản lý nợ chưa chặt chẽ, nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn; trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định; chưa ban hành quy chế quản lý nợ phải thu. 
Một số đơn vị chưa ban hành quy chế quản lý tiền; sử dụng tiền tồn quỹ, nhàn rỗi chưa linh hoạt; để vật tư, hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển lớn; không kiểm kê hàng tồn kho; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không đúng quy định. 
Một số doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao,kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, tiềm ẩn rủi ro mất cân đối tài chính, phải giám sát tài chính đặc biệt; chưa được góp đủ vốn điều lệ. 
Người đại diện vốn nhà nước tại một số công ty cổ phần chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong phân phối lợi nhuận, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước đối với cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước. 
Hoạt động đầu tư tài chính của một số doanh nghiệp không hiệu quả với nhiều công ty con thua lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu, giải thể. Nhiều công ty có vốn góp của các tập đoàn, tổng công ty thua lỗ. Một số đơn vị trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính không đúng quy định; chậm thoái vốn ra khỏi lĩnh vực bất động sản, ngân hàng. Đầu tư ra nước ngoài của một số doanh nghiệp không hiệu quả, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm tại một số doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ; chưa xây dựng định mức lao động; trích quỹ tiền lương và các khoản phải trả người lao động vượt mức quy định. Nhiều trường hợp mua vật tư, dịch vụ thuê ngoài chưa tuân thủ quy chế mua hàng; chưa đăng ký chương trình khuyến mại hoặc khuyến mại vượt thời gian quy định trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhà nước cũng mắc phải nhiều vi phạm về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng như chưa huy động đủ vốn theo cơ cấu vốn trong phương án tài chính được duyệt; thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư khi chưa có ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, không đúng quy hoạch ngành; phê duyệt dự án khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. 
Tiến độ hoàn thành dự án còn chậm so với kế hoạch, còn để xảy ra nợ đọng, chậm quyết toán dự án hoàn thành. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị thu hồi 70 tỷ đồng; giảm thanh, quyết toán 100 tỷ đồng; xử lý khác 2.049 tỷ đồng, 259,39 triệu USD và 0,51 triệu EUR. 
Một số dự án có hiệu quả đầu tư thấp do trữ lượng không đạt như khảo sát, giá sản phẩm tiêu thụ lập không sát diễn biến thị trường, một số giá sản phẩm giảm mạnh, dẫn đến một số dự án thua lỗ lớn khi đưa vào khai thác, tiềm ẩn nguy cơ mất toàn bộ vốn đầu tư. 
Về tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đến ngày 31/12/2016, một số doanh nghiệp vẫn chưa thoái vốn hoặc chưa hoàn thành thoái vốn theo kế hoạch được phê duyệt, trong đó các khoản đầu tư chưa thoái vốn được chủ yếu là những doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ.
Quỳnh Chi (TheLEADER)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.