"Nhiếp ảnh giúp tôi có thêm nhiều năng lượng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong chuyến xuất hành đầu năm, nghệ sĩ Đoàn Vương Quốc-hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi đã chọn Gia Lai, Đak Lak để ghi lại những khoảnh khắc xuân cao nguyên. Anh còn tiếp tục đi qua một số nơi khác trước khi trở về quê nhà. Đôi chân khuyết tật không “làm khó” được người nghệ sĩ vì quá yêu cảnh đẹp quê hương mà sẵn sàng vượt lên tất cả.
Nhiếp ảnh gia Đoàn Vương Quốc. (Ảnh do nhân vật cung cấp).
Nhiếp ảnh gia Đoàn Vương Quốc. (Ảnh do nhân vật cung cấp).
TÌM THẤY MÌNH TRONG NHIẾP ẢNH
Anh Đoàn Vương Quốc kể: “Năm 2 tuổi, khi tôi vừa chập chững biết đi thì bị một trận sốt. Khi đó vì gia đình ở vùng núi nghèo khó xa xôi nên tôi không được chữa trị kịp thời. Sau trận sốt đó thì 2 chân bại liệt, cả quãng đời còn lại của tôi phải gắn với xe lăn. Tôi thích cảnh đẹp từ nhỏ và luôn mơ ước sẽ chụp lại những cảnh đẹp của quê hương mình, nhưng nhiều trở ngại quá nên tôi đã tạm quên đi ước mơ tuổi thơ ấy”.
Cơ duyên đưa anh Quốc đến với nhiếp ảnh sau một sự kiện về ảnh ở địa phương. “Năm 2016, tôi tình cờ xem triển lãm ảnh về đất và người xứ Quảng ở Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi. Những bức ảnh chụp cảnh đẹp trên quê hương, đất nước khiến tôi thực sự xúc động, thôi thúc tôi rất mãnh liệt. Sau triển lãm đó, tôi tập tành chụp những tấm ảnh đầu tiên”-anh Quốc chia sẻ. Trước khi đến với nghệ thuật của khoảnh khắc và ánh sáng, anh từng thử nhiều thú chơi như cá cảnh, chim cảnh... Nuôi con cá để học sự im lặng, nuôi con chim để học sự cống hiến. Anh tìm thấy niềm vui cho cuộc sống từ những người bạn trong tự nhiên như vậy. Nhưng đến với nhiếp ảnh, anh mới tìm thấy chính mình. Anh bày tỏ: “Tôi đã tìm thấy niềm vui rất to lớn sau khi được cầm máy chụp quê hương mình dưới nhiều góc nhìn, nhiều khoảnh khắc. Nó khiến tôi hạnh phúc hơn bất cứ điều gì đã từng làm trước kia”.
Chỉ sau 5-6 tháng cầm máy, anh có tác phẩm đầu tiên được chọn trong triển lãm ảnh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Đó là tác phẩm “Quê nhà” chụp cánh đồng, đàn bò no cỏ đang men theo bờ ruộng về nhà, theo sau là những người nông dân đội nón lá, xa xa là rặng tre làng. Đúng như tên gọi, “Quê nhà” là cách anh nhìn quê hương mình: giản dị, thân thuộc nhưng ai đi xa cũng đều nhớ nhung không thể nào quên. “Sau tấm ảnh đầu tiên được chọn triển lãm, tôi càng có nhiều động lực hơn, ham đi hơn”-anh nói. Theo thời gian, anh ngày càng có nhiều tác phẩm được chọn triển lãm hàng năm trong các cuộc thi ảnh nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi, triển lãm khu vực miền Trung-Tây Nguyên; triển lãm ảnh mùa xuân TP. Đà Nẵng. Anh còn giành một số giải thưởng trong các cuộc thi như giải nhất cuộc thi ảnh “Ấn tượng Việt Nam” năm 2019 với bức ảnh “Nụ cười miền Tây”. Trong triển lãm nghệ thuật khu vực miền Trung-Tây Nguyên tổ chức tại Gia Lai năm 2019, anh đạt huy chương đồng với bức ảnh “Hồ Nước Trong Quảng Ngãi” và giải khuyến khích với tác phẩm “Chiếc cầu phao”… Anh đi nhiều nơi, chụp nhiều thể loại nhưng yêu thích nhất là phong cảnh. Riêng với quê hương, anh chụp Quảng Ngãi hữu tình trong nhiều khoảnh khắc đẹp, đó là đôi bờ sông Trà, cảng Sa Huỳnh, cửa biển Sa Cần, cánh đồng vàng Mộ Đức, hồ Nước Trong, hồ thủy điện Di Lăng, ruộng bậc thang xứ Quảng… Đây là những tác phẩm thể hiện rất rõ tình yêu của người nghệ sĩ đối với quê hương. Đó là vẻ đẹp vừa hùng vĩ, nên thơ, vừa thuần khiết, giản dị mà tự nhiên ban tặng cho vùng đất này.
Tác phẩm “Hồ Nước Trong Quảng Ngãi” của Đoàn Vương Quốc đạt huy chương đồng tại triển lãm nghệ thuật khu vực miền Trung-Tây Nguyên tổ chức tại Gia Lai năm 2019.
Tác phẩm “Hồ Nước Trong Quảng Ngãi” của Đoàn Vương Quốc đạt huy chương đồng tại triển lãm nghệ thuật khu vực miền Trung-Tây Nguyên tổ chức tại Gia Lai năm 2019.
CUỘC SỐNG RẤT Ý NGHĨA
Phía sau những khoảnh khắc đẹp mà Đoàn Vương Quốc cố công ghi lại luôn là những vất vả nhọc nhằn mà một nghệ sĩ khuyết tật đã phải nỗ lực vượt qua. Theo đuổi nhiếp ảnh với một người bình thường đã khó, như phải liên tục di chuyển nhiều nơi, nhiều địa hình để có những góc chụp mới, đa dạng. Còn với anh Quốc, đi thực tế sáng tác té lên ngã xuống như cơm bữa là chuyện rất bình thường. Anh kể: “Có lần đang trên một con dốc đất đá lởm chởm thấy đàn bò ngược hướng, tôi cho xe lao xuống vì sợ lỡ mất khoảnh khắc quá đẹp trước mắt. Hậu quả là cả người lẫn xe lăn cù quay. Máy móc cũng hư hỏng nặng. Nhưng vì quá ham thích nên sau những cú ngã như vậy tôi lại quên hết, ai rủ đi sáng tác cũng hăm hở lên đường. Tôi may mắn vì có nhiều bạn bè hỗ trợ, động viên”.
Ý thức bản thân không có lợi thế di chuyển như đồng nghiệp, anh cố gắng tìm tòi những góc chụp khác biệt. Với anh, đó không khác gì hành trình đi tìm giá trị của cuộc sống, ý nghĩa sự tồn tại của mình. Đó luôn là một hành trình cô đơn nhưng nhiều nỗ lực. “Sau này, công nghệ flycam giúp tôi rất nhiều trong nhiếp ảnh, không phải vật lộn, xoay xở cùng chiếc xe lăn trên các địa hình khó. Chụp từ trên cao, tôi có thể bắt trọn vẻ đẹp quê hương với nhiều cảm xúc khác nhau”-anh nói.
Hiện anh Đoàn Vương Quốc đang điều hành một công ty cung cấp máy tính và đào tạo học viên ở huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi). Ngoài những chuyến đi dài sáng tác, mỗi sáng anh đều mang máy ra khỏi nhà trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới. Dù chỉ là chụp khoảnh khắc bình minh đang lên trên cánh đồng, một con tàu chuẩn bị ra khơi, một hàng dừa im lìm trong nắng sớm… nhưng chụp cái gì anh cũng thấy vui sướng, nhất là vào sáng sớm, mọi thứ đều đẹp tinh khôi. Anh chia sẻ: “Nhiếp ảnh giúp tôi có nhiều năng lượng hơn để làm việc và sống yêu đời, có ý nghĩa hơn”.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.