Nhật Bản thử nghiệm lâm sàng thuốc mới điều trị COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc có thể điều trị cho những bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Nafamostat mesylate là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm tụy cấp và các bệnh khác gây ra cục máu đông. Loại thuốc này được bán trên thị trường dưới tên thương mại là Futhan.
Đã có báo cáo về tình trạng của một số người nhiễm COVID-19 có tình trạng xấu đi sau khi trong cơ thể họ hình thành các cục máu đông.
Nhật Bản tiến hành thử nghiệm lâm sàng thuốc mới Futhan để điều trị COVID-19. (Ảnh: NHK)
Nhật Bản tiến hành thử nghiệm lâm sàng thuốc mới Futhan để điều trị COVID-19. (Ảnh: NHK)
Theo đó, thuốc Futhan hiện đang được tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên trên 160 bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Đại học Tokyo và 5 cơ sở y tế khác ở Nhật Bản.
Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm. Một nhóm được điều trị bằng Futhan và thuốc chống cúm Avigan. Nhóm còn lại chỉ được điều trị bằng Avigan.
Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem liệu Futhan có phải là phương pháp hiệu quả và an toàn để điều trị các triệu chứng của COVID-19 hay không. Họ nói rằng các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy Futhan có thể ngăn chặn sự phát triển của virus.
Giáo sư Inoue Junichiro thuộc Đại học Tokyo, một trong những thành viên thuộc nhóm thử nghiệm cho biết ông đặt nhiều hy vọng về việc Futhan sẽ mang lại một kết quả tốt, từ đó giúp điều trị cho thêm nhiều bệnh nhân mắc COVID-19.
Trong vòng 24 giờ qua, Nhật Bản ghi nhận thêm 88 ca nhiễm và 17 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này lên 15.663 ca và 607 ca, trong đó gần 6.000 ca đã hồi phục, theo dữ liệu thống kê của Worldometers.
Hồ Thiên (Theo NHK/CANDO)

Có thể bạn quan tâm

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.