Nhân viên lái xe đam mê sáng kiến cải tiến kỹ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đam mê sáng tạo và yêu khoa học công nghệ cơ khí, Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Ngọc Trường-Nhân viên lái xe Tiểu đoàn 25 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) đã có sáng kiến kỹ thuật mang lại hiệu quả cao và được áp dụng trong toàn đơn vị.

Tôi gặp Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Ngọc Trường khi anh đang miệt mài cùng đồng đội kiểm tra bảo dưỡng ô tô của đơn vị để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao.

2-thuong-uy-nguyen-ngoc-truong-dung-mo-hinh-de-gioi-thieu-ve-tinh-nang-tac-dung-cua-sang-kien-330.jpg
Thượng úy Nguyễn Ngọc Trường (ở giữa) dùng mô hình để giới thiệu về tính năng, tác dụng của sáng kiến “Hệ thống làm mát tăng bua và lốp ô tô”. Ảnh: T.T

Trò chuyện cùng tôi, Thượng úy Trường cho biết: Hiện nay, các phương tiện vận tải quân sự thường xuyên chở vật chất có khối lượng lớn, quãng đường vận chuyển dài, qua nhiều đèo dốc, nhất là trong điều kiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến tình trạng dễ bó cháy phanh, nổ lốp, trong khi trạm xưởng sửa chữa xe ở xa các đơn vị. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến mức độ an toàn, kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng như tiêu hao vật tư sửa chữa.

Xuất phát từ đặc điểm đó, Thượng úy Trường đã mày mò nghiên cứu và hoàn thiện sáng kiến “Hệ thống làm mát tăng bua và lốp ô tô”. Hệ thống này có cấu tạo khá đơn giản, gồm 3 bộ phận: nguồn nước sử dụng phi đựng 200 lít; máy bơm cao áp, chiết áp điều chỉnh; các đường ống dẫn nước, van chia chữ T và đầu phun tia nước.

Về nguyên lý hoạt động, khi người lái xe đường dài, đi đèo dốc cảm nhận được lốp xe bị nóng, chỉ cần bật công tắc, máy bơm cao áp (sử dụng nguồn điện 24 V từ bình ắc quy của xe) hút nước từ phi 200 lít, bơm nước qua các đường ống dẫn tới các đầu phun tia nước tại vị trí của các tăng bua, lốp xe. Các đầu phun tia nước phun trực tiếp vào tăng bua, lốp xe làm giảm nhiệt độ, giúp xe vận hành an toàn. Cùng với đó, người sử dụng tùy vào nhu cầu để điều chỉnh lượng nước phun mạnh, yếu bằng chiết áp điều chỉnh nước.

1-thuong-uy-nguyen-ngoc-truong-gioi-thieu-ve-sang-kien-1899.jpg
Thượng úy Nguyễn Ngọc Trường giới thiệu về sáng kiến. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo Thượng úy Trường, trước đây, khi chưa có thiết bị “Hệ thống làm mát tăng bua và lốp ô tô”, người lái xe di chuyển đường dài phải dừng xe nghỉ ngơi, hoặc tận dụng nguồn nước sẵn có để làm mát tăng bua và lốp xe.

Điều này mất nhiều thời gian, đôi lúc nguồn nước không có nên ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong tình huống bất lợi dễ dẫn đến mất an toàn trong quá trình vận chuyển như đi đường đèo, đường dài, khí hậu nóng.

Chính vì thế, sáng kiến “Hệ thống làm mát tăng bua và lốp ô tô” đã được áp dụng rộng rãi trong toàn đơn vị, giúp các lái xe thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Ngoài ra, thiết bị này còn dự trữ nguồn nước đảm bảo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dã ngoại, diễn tập trong điều kiện khó khăn về nguồn nước.

Nói về sáng kiến của mình, Thượng úy Trường chia sẻ: “Cách đây hơn nửa thế kỷ, với khẩu hiệu: “Đi lâu, đi sâu, đi xa, đánh to, thắng lớn, đi đến ngày thắng lợi hoàn toàn”, các thế hệ cha anh đi trước của đơn vị đã cùng đội hình Sư đoàn 320 hành quân vào thực hiện nhiệm vụ tại chiến trường Tây Nguyên. Dù phải trải qua nhiều gian khổ, hy sinh nhưng những người lái xe của đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Phát huy truyền thống ấy, chúng tôi luôn cố gắng lái xe an toàn, “yêu xe như con, quý xăng như máu”, tích cực nghiên cứu, học tập để đưa ra những sáng kiến áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị”.

Trao đổi với P.V, Thiếu tá Ngô Duy Hiền-Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 25-cho biết: “Những năm qua, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật thường xuyên được cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tham gia tích cực, có hiệu quả, điển hình là Thượng úy Nguyễn Ngọc Trường.

Đồng chí Trường có sáng kiến kỹ thuật có giá trị đã được áp dụng rộng rãi trong đơn vị. Không chỉ là lái xe giỏi, có sáng kiến áp dụng mang lại hiệu quả cao mà năm 2024, đồng chí còn tham gia cùng đội tuyển tuyên truyền viên trẻ của Quân đoàn dự hội thi tuyên truyền viên trẻ khu vực phía Nam được Tổng cục Chính trị tặng giải xuất sắc”.

Có thể bạn quan tâm

Áp lực từ 'flex, phông bạt'

Áp lực từ 'flex, phông bạt'

Sự bùng nổ công nghệ đã mở ra một thế giới trực tuyến rộng lớn, nơi các bạn trẻ có thể dễ dàng hòa mình vào mạng xã hội ngay từ sớm. Tuy nhiên, khi chưa đủ khả năng phân biệt rõ ràng giữa giá trị thật và giả, rất dễ bị cuốn hút bởi hình ảnh hào nhoáng, lối sống xa hoa của người nổi tiếng...

Lợi dụng trẻ em giao ma túy

Lợi dụng trẻ em giao ma túy

Ra tù, Đồng Minh Lực tinh vi hơn, không trực tiếp giao dịch ma túy mà nhờ trẻ em mang 'hàng' đến giấu ở các vị trí bí mật trên vỉa hè rồi gửi hình ảnh để người mua tự đến lấy.

Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 12: Sân chơi ý nghĩa

Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 12: Sân chơi ý nghĩa

(GLO)- Trong số 23 sản phẩm và mô hình dự thi, 15 sản phẩm đã được vinh danh tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 12-2024. Sân chơi này do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Tìm ký ức thời gian qua sách hiếm

Tìm ký ức thời gian qua sách hiếm

(GLO)- Ấn hành cách đây trên dưới nửa thế kỷ và là bản lưu duy nhất, nhiều đầu sách hiếm tại kho Địa chí của Thư viện tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tài liệu của độc giả hay đôi khi chỉ là mong ước tìm về ký ức thời gian khi được cầm trên tay một cuốn sách xưa cũ.

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại công nghệ số, khi thông tin tràn lan và dễ dàng tiếp cận, khả năng tập trung của người trẻ ngày càng giảm dần. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.