Ngày 12/4 khai hội Bình Đà tưởng nhớ công ơn Đức Quốc tổ Lạc Long Quân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ ngày 12 đến 14/4, huyện Thanh Oai (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ hội Bình Đà năm 2024. Lễ hội được tổ chức tại khu di tích Đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai) và một số địa điểm liên quan.
Các diễn viên biểu diễn màn sử thi về truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân. (Ảnh: Ánh Ngọc)

Các diễn viên biểu diễn màn sử thi về truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân. (Ảnh: Ánh Ngọc)

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Khánh Bình cho biết, năm 2024, Lễ hội Bình Đà sẽ được tổ chức với quy mô cấp huyện.

Chương trình Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024 và Công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội-Thanh Oai-Ứng Hòa-Mỹ Đức được tổ chức vào tối 12/4, với màn nghệ thuật khai hội đặc sắc, ấn tượng…

Trong ba ngày diễn ra lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao như: Liên hoan biểu diễn trống hội; Liên hoan lân sư rồng huyện Thanh Oai mở rộng; trình diễn Thư pháp, đốt pháo hoa, hát quan họ trên hồ thủy đình, Giải bóng đá thanh niên của huyện; Triển lãm sinh vật cảnh; Hội chợ trưng bày và giới thiệu, trình diễn sản phẩm làng nghề; Triển lãm ảnh Nét đẹp văn hóa Thanh Oai; và các trò chơi dân gian đặc sắc…

Ngoài các nghi thức tế lễ, rước kiệu, các dòng họ, thôn tổ chức dâng lễ tại Đình Nội và Đình Ngoại; thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ; lễ tế Thiên quan; lễ rước, thả bánh Thánh xuống giếng Ngọc…

Biểu diễn trống hội trong Lễ hội Bình Đà năm 2023. (Ảnh: Ánh Ngọc)

Biểu diễn trống hội trong Lễ hội Bình Đà năm 2023. (Ảnh: Ánh Ngọc)

Trong khuôn khổ lễ hội còn có Toạ đàm “Phát huy giá trị di tích gắn với làng nghề truyền thống thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thanh Oai và các huyện lân cận”.

Các nội dung của lễ hội Bình Đà từ nghi lễ, đến các phẩm vật cúng tế đều thể hiện lòng tôn kính hướng về Quốc Tổ và phản ánh nội dung của truyền thuyết liên quan đến sự tích của Ngài và 100 người con.

Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, có lúc bị gián đoạn do chiến tranh, nhưng đến nay, lễ hội truyền thống Bình Đà vẫn được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ với đầy đủ các lễ nghi nghiêm cẩn theo luật tục xưa.

Cùng với thời gian, lễ hội ngày càng lan tỏa, phát triển thu hút đông đảo du khách thập phương tìm về.

Đặc biệt, bức Phù điêu (Bức giá tượng) được lưu giữ trong Đình Nội được chạm nổi hình tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân cùng với các lạc tướng, lạc hầu, tái hiện sống động cảnh sinh hoạt thời đại Hùng Vương đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015.

Lễ hội Bình Đà là một trong những lễ hội lớn của vùng. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội gắn với giá trị độc đáo của di tích Đình Nội, năm 2014, Lễ hội Bình Đà được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của thành phố Hà Nội. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt nhằm ôn lại ký ức của buổi đầu khai sinh, lập địa, tưởng nhớ công ơn của Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, người có công dựng nước khai sông, lấn biển mở mang bờ cõi, dựng xây cơ nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Viên ngọc bên bờ Biển Đông

Viên ngọc bên bờ Biển Đông

Vùng đất Bình Châu (Bình Sơn) được ví như viên ngọc bên bờ Biển Đông. Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, mà còn sở hữu nhiều di sản lịch sử - văn hóa, địa chất, địa mạo độc đáo.

Khách tây 'mê' tết ta

Khách tây 'mê' tết ta

Không chỉ người Việt nôn nao, rất nhiều doanh nhân, du khách, sinh viên nước ngoài cũng bị quyến rũ bởi không khí tết cổ truyền của VN đang đến từng ngày.

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.