Ngân hàng nào sẽ trở thành cổ đông lớn của Hoàng Anh Gia Lai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Nếu thông qua quy định các tổ chức tín dụng được thực hiện hoán đổi nợ thành vốn góp, mua cổ phần, ngân hàng nào sẽ trở thành cổ đông lớn của HAGL…?

Câu chuyện chuyển nợ thành vốn góp mua cổ phần của các NHTM tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục góp vốn, mua cổ phần của TCTD đang được giới tài chính, chuyên gia phân tích với những ý kiến trái chiều.

Một trong những nội dung được quan tâm, đó là Dự thảo đưa ra quy định, các TCTD được thực hiện hoán đổi nợ thành vốn góp, mua cổ phần, nhưng phải đảm bảo các điều kiện.

Có thể thấy ngay, nợ được hoán đổi theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn nói trên là nợ xấu, thuộc nhóm 5 hoặc nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro. Theo Thông tư 15/2010/TT-NHNN, nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn, phải trích lập dự phòng rủi ro 100%.

Nhiều ngân hàng nhỏ đã âm vốn điều lệ?

Đã có những ý kiến trái chiều về nội dung này. Ý kiến không ủng hộ thì cho rằng đây là cách để NHNN giảm bớt áp lực gia tăng tỷ lệ nợ xấu và thực tế việc chuyển nợ thành vốn góp cũng không giải quyết được tận gốc vấn đề nợ xấu.

Theo trường phái này, việc NHNN muốn chuyển nợ thành vốn góp nhằm cứu BIDV khỏi áp lực gia tăng nợ xấu. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2016 giảm xuống còn 2% nhưng giá trị tuyệt đối về nợ xấu lại tăng lên 13.183 tỷ đồng. Nếu khoản nợ của Hoàng Anh Gia Lai mà chuyển nhóm nợ sang nợ xấu, thì tỷ lệ nợ xấu của BIDV sẽ tăng vọt.

Tính đến tháng 6-2016, Bầu Đức đang vay BIDV số tiền là 9.705 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của Hoàng Anh Gia Lai là 7.899 tỷ đồng. Như vậy, nếu chuyển khoản nợ này thày vốn góp, BIDV vừa giải quyết được gánh nặng gia tăng nợ xấu, vừa trở thành cổ đông lớn của Hoàng Anh Gia Lai với tỷ lệ vốn góp hơn 55%. Tuy nhiên, cách này có cứu được Bầu Đức thoát khỏi tình trạng mất thanh khoản hiện nay không?

 

 Bầu Đức có thể bị mất quyền điều hành nếu như BIDV được chuyển nợ thành vốn góp
Bầu Đức có thể bị mất quyền điều hành nếu như BIDV được chuyển nợ thành vốn góp


Một trường hợp khác là dư nợ của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế HAGL (HNG) tại VPBank. Nếu tính các khoản vay cầm cố bởi cổ phiếu HNG của nhóm HAGL tại VPBank, thì tổng số 2.800 tỷ đồng vốn giải ngân của ngân hàng này được cầm cố bởi 445,11 triệu cổ phiếu HNG sở hữu bởi HAGL, kèm một số loại tài sản là cổ phiếu khác.

Trong khi đó, tổng số cổ phiếu phát hành của HNG ở thời điểm trên là 708,143 triệu CP. Như vậy nếu được chuyển nợ thành vốn góp, VPBank sẽ trở thành cổ đông lớn của HNG với tỷ lệ sở hữu gần 63% vốn điều lệ.

Một góc nhìn khác, đó là nếu làm một phép tính đơn giản, có thể thấy nhiều NHTM cổ phần nhỏ đã bị âm vốn điều lệ. Tính đến tháng 6.2016, tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng là 469.721 tỷ đồng, trong đó nhóm 12 ngân hàng cuối bảng có tổng vốn điều lệ chỉ xấp xỉ vốn 40.000 tỷ đồng. Trong khi đó, báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016 cho biết, VAMC đã mua 241.000 tỷ đồng nợ xấu. Nếu cộng lại những khoản nợ xấu giao cho VAMC và lỗ lũy kế thì gần như chắc chắn, nợ xấu của nhiều ngân hàng nhỏ đã vượt quá vốn điều lệ.

Như vậy, quy định tổng mức góp vốn không vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của NHTM, không vượt quá 60% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của công ty tài chính được áp dụng như thế nào đối với những ngân hàng này?

Kinh nghiệm từ việc tiếp quản Bianfishco của SHB

Còn nhớ năm 2012, khi NHNN thực hiện chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bằng cách sáp nhập ngân hàng yếu vào ngân hàng mạnh, khi ấy Habubank đã bị sáp nhập vào SHB. Cùng với thương vụ ấy, SHB phải gánh thêm một trách nhiệm nữa, đó là mua nợ, xử lý tài chính và tái cấu trúc Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco).

Kết quả kiểm toán độc lập của Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (E&Y) về soát xét hoạt động của Habubank cho thấy, ngân hàng này đã góp nhiều vốn vào Bianfishco. Cụ thể, 80 tỷ đồng dưới hình thức mua 5 triệu cổ phiếu giá 16.000 đồng/cổ phiếu; 125 tỷ đồng mua có kỳ hạn 25 triệu cổ phiếu Bianfishco; 62 tỷ đồng ủy thác đầu tư mua 9 triệu cổ phiếu Bianfishco.

Tính đến 29-2-2012, tổng số cổ phiếu Habubank nắm giữ là 39 triệu, trị giá 267 tỷ đồng, tương đương 78%/vốn điều lệ của Bianfishco. Thời điểm đó, trong thông cáo phát đi,  SHB nêu rõ, ngân hàng này đã trở thành cổ đông lớn của Bianfishco sau khi sáp nhập với Habubank.

 

Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB có vẻ thất bại trước sứ mệnh tái cấu trúc Bianfishco
Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB có vẻ thất bại trước sứ mệnh tái cấu trúc Bianfishco


Thời điểm ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB tham gia vào tái cấu trúc Bianfishco với vai trò là Chủ tịch HĐQT Bianfishco, thì công ty này đang ở tình trạng vỡ nợ hơn 1.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau gần 4 năm thực hiện tái cơ cấu, Bianfishco vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thua lỗ. Kết thúc năm 2014, báo cáo kiểm toán chỉ ra Bianfishco có khoản lỗ lũy kế lên đến 2.544 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn và tổng nợ phải trả đã vượt tài sản ngắn hạn và tổng tài sản lần lượt là 2.178 và 1.996 tỷ đồng. Bên cạnh đó phần lớn các khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty đều đã quá hạn thanh toán tại ngày 31-12-2014.

Với kết quả kinh doanh thua lỗ đó, vào tháng 5-2015, ông Đỗ Quang Hiển đã thôi chức Chủ tịch HĐQT tại Bianfishco. Từ đó đến nay vẫn chưa có thông tin cập nhật về hoạt động kinh doanh của công ty này. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi về tính hiệu quả của việc chuyển nợ thành vốn góp của các TCTD.

 

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này