Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: Vì sự phát triển bền vững hệ thống QTDND

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiền thân là Quỹ tín dụng Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995, năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Trải qua 26 năm phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã góp phần thúc đẩy hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) ngày càng phát triển, trở thành một động lực xoá đói giảm nghèo và đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Cho đến nay hệ thống TCTD là hợp tác xã ở Việt Nam gồm có Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và gần 1.200 QTDND hoạt động trên địa bàn 57/63 tỉnh, thành phố phục vụ cho hơn 1,6 triệu thành viên là các cá nhân, hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp nông thôn, vùng sâu vùng xa, khó khăn, khó tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Namhoạt động theo mô hình TCTD là hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết, tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các QTDND; Làm đầu mối và giữ vai trò điều hoà vốn cho hệ thống QTDND.

Đến nay, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có Trụ sở chính tại Hà Nội với 32 Chi nhánh và 66 Phòng giao dịch,  phục vụ hỗ trợ cho gần 1.200 QTDND thành viên trải rộng trên khắp mọi miền đất nước.


 

 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại đến QTDND và khách hàng
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại đến QTDND và khách hàng.


Là Ngân hàng có vốn hỗ trợ của Nhà nước lên đến 99%, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế, vai trò là “Ngân hàng của các QTDND”, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã liên tục cải tiến hoạt động để đáp ứng nhu cầu của QTDND trong công tác nhận tiền gửi và cho vay điều hòa vốn; cho vay xử lý khó khăn tạm thời về thanh khoản, cho vay mở rộng tín dụng. Đồng thời đã đưa dịch vụ ngân hàng hiện đại như thanh toán, chuyển tiền điện tử CF-eBank, thẻATM,  thẻ thấu chi… kết nối gần 700 QTDND, với gần 1.000 điểm giao dịch thanh toán của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trên toàn quốc, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và Thống đốc NHNN Việt Nam về thanh toán không dùng tiền mặt; hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin; hỗ trợ về công tác kiểm toán nội bộ, nhân sự của QTDND khi có yêu cầu; tư vấn các mặt hoạt động cho QTDND… Ngoài ra, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ khác cho các QTDND như: cho vay thấu chi, cho vay hợp vốn…

Vai trò “Ngân hàng của các QTDND” còn được thể hiện qua công tác kiểm tra QTDND theo kế hoạch của NHNN; đầu mối tổ chức in ấn phát hành sổ tiết kiệm trắng; cải tiến công tác quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống theo hướng chủ động, hiệu quả để hỗ trợ các QTDND khó khăn. Chủ động tham mưu, kiến nghị với Thống đốc NHNN Việt Nam về cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý quy định về mô hình, tổ chức và hoạt động cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và hệ thống QTDND.

 

 Khách hàng giao dịch tại máy rút tiền tự động Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Khách hàng giao dịch tại máy rút tiền tự động Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam


Ngoài vai trò thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các QTDND, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn kinh doanh tiền tệ, tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng khác cho khách hành cá nhân và doanh nghiệp như: huy động vốn, cho vay, ngân hàng điện tử, thẻ thanh toán nội địa, chiết khấu, bảo lãnh, trả lương qua tài khoản...

Không chỉ làm tốt nhiệm vụ kinh doanh, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội với nhiều dự án, chương trình tài trợ trên khắp cả nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức trong nước và tổ chức quốc tế.Tham gia triển khai nhiều dự án tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật với các đối tác quốc  tế như: WB, ADB, AFD, ICO, JICA, GIZ, DID…Là thành viên Hội đồng Qũy tín dụng thế giới (WOCCU); là thành viên của Hiệp hội các liên đoàn hợp tác xã tín dụng Châu Á (ACCU); là thành viên của Proxfin; là thành viên của Liên minh hợp tác xã Việt Nam; là thành viên của Hiệp hội QTDND Việt Nam.


 

 Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Gia Lai
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Gia Lai.


Với những thành tựu đã đạt được, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã vinh dự được đón nhận nhiều Huân chương, Bằng khen, danh hiệu thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và khẳng định được chỗ đứng vững chắc trong lòng người dân và khách hàng, đối tác trong nước và quốc tế.
 

Tại Gia Lai, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hiện có Chi nhánh Gia Lai, địa chỉ tại số 238E, Nguyễn Tất Thành, phường Phù Đổng, thanh phố Gia Lai, tỉnh Gia Lai. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Gia Lai đã tập trung hỗ trợ cho 11 QTDND trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, thực hiện tốt công tác điều hòa vốn, hỗ trợ cho các QTDND, đóng vai trò là “Ngân hàng của các QTDND” trên địa bàn hoạt động. Đồng thời, Chi nhánh cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

ANH QUÂN

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.