Thưởng thức sầu riêng ngay tại vườn khi đến một tỉnh có thế mạnh về du lịch biển như Bà Rịa-Vũng Tàu có lẽ là điều ấn tượng nhất khi chúng tôi đặt chân tới mảnh đất này.
Theo Phó Cục trưởng Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy, hiện mỗi địa phương cần tìm ra nét riêng, đặc sắc nhất để tránh trùng lặp sản phẩm do khai thác tài nguyên tự nhiên sông nước, miệt vườn.
Ngoài xây dựng những sản phẩm gạo, cà phê, nông dân xã Ngọc Wang (huyện Đăk Hà, Kon Tum) còn được nhiều người biết đến là nơi có những vườn cây ăn quả xanh mướt, sai trĩu quả mỗi khi đến mùa, tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách tham quan.
Hàng chục nghìn lượt người từ trung tâm TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận đã đổ về miệt vườn du Xuân trong ngày mùng 5 Tết. Các Khu du lịch, làng du lịch sinh thái ở huyện Phong Điền đông kín khách.
22 tuổi nhưng Nguyễn Đức Thành đã có thâm niên 8 năm làm nông. Chàng trai trẻ ấy đã có lúc bị nói là điên vì khởi nghiệp chẳng giống ai nhưng đã mang về nhiều thành công bất ngờ.
Nằm sâu trong thôn Đắk Quoeng, xã Quảng Tân (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông), gia đình bà Nguyễn Thị Hiền đã tạo được một “miệt vườn“ cây ăn trái độc đáo. Với đủ loại cây trái như sầu riêng, chôm chôm Thái, măng cụt, bưởi Năm Roi, dừa xiêm… đã giúp gia đình bà vừa có nguồn thực phẩm sạch hằng ngày, vừa có nguồn thu nhập cao.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có sự khác biệt về địa hình so với các vùng miền khác ở nước ta, với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó, TP.Cần Thơ được xem là thủ phủ của vùng, ngoài khoảng 60km chiều dài sông Hậu chảy qua, thành phố này còn có hàng trăm con sông, rạch lớn nhỏ khác nhau cùng nhiều cồn đất lớn khai thác du lịch miệt vườn được ví như “báu vật sông nước“.
Kinh xáng Xà No từ lâu được xem là con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu. Kinh dài khoảng 40km, bắt đầu từ sông Cái Lớn (nơi giáp ranh Kiên Giang với Hậu Giang) chạy dài qua trung tâm TP Vị Thanh, huyện Vị Thủy rồi đến Vàm Xáng (huyện Phong Điền, Cần Thơ). Hậu Giang đang muốn khơi dòng hành trình du lịch xuôi dòng Xà No.