Mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày Tết trên bàn thờ mỗi gia đình người Việt đều có mâm ngũ quả thể hiện lòng thành kính, nguyện ước của gia chủ trong một năm.
 

 

Mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thủy - hỏa - mộc - kim - thổ, những yếu tố tạo nên vũ trụ từ các loại quả mà tên gọi có ý cầu mong đạt được một điều gì đó. Quả còn là biểu tượng cho sự sung túc bên trong chứa hạt (sao) vỏ bao lấy hạt là vũ trụ tượng trưng cho sự sinh sôi trường tồn, tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng, cấu tạo, hương vị, màu sắc.
 

 

Nguyên gốc mâm ngũ quả có các loại trái cây: mận, hạnh, đào, táo và lý (hay điều). Nhưng do điều kiện địa lý thổ nhưỡng mà đặc sản mỗi vùng miền có sự khác biệt. Tựu chung các loại trái cây mà cả ba miền thường dùng để bày mâm ngũ quả gồm: lê, lựu, đào, táo, hồng, thanh long, bưởi, dưa hấu, nải chuối, trứng gà (lê ki ma), dừa, sung, đu đủ, xoài, mãng cầu…

Cách sắp đặt trái cây lên mâm cũng tuân theo theo ngũ hành, các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm có tính may mắn: lựu, na: có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, sum vầy. Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống... Quả quất tượng trưng cho người quân tử; Quả đu đủ là sự cầu mong của những gia đình nghèo được "đủ ăn". Hay màu đỏ (may mắn phú quý), vàng (sung túc)...

 

 

Ở miền Bắc mâm ngũ quả bao giờ cũng có nải chuối thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Ngược lại một số người miền Nam cho rằng vỏ chuối dễ trơn trượt nên không cúng chuối vào dịp Tết. Một số người miền Nam cũng không bày quả cam, bởi “cam chịu” hàm ý sẽ luôn phải chịu đựng gò bó cả năm. Ngược lại mâm ngũ quả của người Bắc không thể thiếu quả cam với màu vỏ vàng tươi rói. Mâm ngũ quả người Bắc thường có: chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).

Trong mâm ngũ quả miền Nam thường thấy có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Mãng cầu, cầu chúc cho mọi điều đều như ý. Có dừa tương tự cho chữ “vừa”, có nghĩa là không thiếu. Có sung biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. Và đu đủ mang đến một năm mới được đầy đủ thịnh vượng. Một số người thêm xoài, gần với chữ xài để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Hà Phương (st)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.