Lý do các hãng hàng không Mỹ cấm hành khách đi chân trần trên máy bay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hành khách đi chân trần trên máy bay ngày càng đông nhưng không phải tất cả các hãng hàng không đều chấp nhận, nhiều hãng Mỹ cấm bay nếu khách không đi tất.

Để lộ chân trần trên máy bay có thể khiến bạn bị "đá" khỏi một số hãng hàng không Mỹ. Định nghĩa "chân trần" bao gồm cả việc cởi tất khi đã lên máy bay.

Ví dụ, American Airlines là một trong số nhiều hãng hàng không coi việc không đi tất là hành vi vi phạm quy định. Hợp đồng vận chuyển của hãng hàng không này buộc hành khách phải "ăn mặc phù hợp", đồng thời "không được phép đi chân trần hoặc mặc quần áo phản cảm".

United Airlines cũng "mong đợi" hành khách tuân thủ quy định trên, phân loại hành khách đi chân trần là "không mặc quần áo phù hợp". Đây là lý do để "đuổi" khách khỏi máy bay theo hướng dẫn của hãng.

Delta Airlines và Spirit Airlines cũng tuyên bố họ có quyền đuổi những hành khách không tuân thủ chính sách đi tất của hãng.

Đi chân trần trên máy bay bị nhiều hãng cấm
Đi chân trần trên máy bay bị nhiều hãng cấm

Nhiều hãng hàng không đã vạch ra giới hạn độ tuổi cho chính sách này. Frontier Airlines cho biết có thể từ chối phục vụ hành khách đi chân trần trên 3 tuổi trừ khi họ "đi chân trần vì lý do y tế".

Hợp đồng vận chuyển của Southwest Airlines và JetBlue cũng quy định tương tự, nhưng trên 5 tuổi.

Các chuyên gia về chuyến bay trên diễn đàn hàng không One Mile At A Time lập luận quy định cấm chân trần "không chỉ có nghĩa là bạn phải đi giày khi lên máy bay, nhưng thực tế là bạn cần phải đi giày". Suy cho cùng, lệnh cấm quần áo phản cảm không chỉ áp dụng khi bạn lên máy bay.

Mặc dù vậy, quyền đi chân trần đã trở thành điểm gây tranh cãi. Một số người ủng hộ việc đi máy bay không mang tất tuyên bố, việc "bắt lỗi chân hành khách" hay không lại tùy thuộc vào tiếp viên hàng không đang làm nhiệm vụ.

Trong khi đó, họ chỉ ra rằng nhiều hợp đồng vận chuyển của các hãng hàng không không phải của Mỹ không bao gồm bất kỳ tham chiếu nào liên quan đến việc bay khi đi chân trần.

Thế nhưng, hãng hàng không Qantas của Úc thậm chí còn không cho phép khách đi dép trong phòng chờ, theo One Mile At A Time.

Thật không may, việc bay lên trời mà không đi tất không chỉ bị coi là thô lỗ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, bởi sàn máy bay rất bẩn.

"Tôi sẽ không bao giờ đi chân trần trên máy bay", một tiếp viên hàng không kỳ cựu của hãng hàng không lớn cho biết, theo WGN Morning News. "Hành khách ngày nay có thể khá bừa bộn và chúng tôi thấy mọi thứ từ đồ đổ đến tã bẩn vứt trên sàn" và cô nhấn mạnh, sàn máy bay hiếm khi được vệ sinh trừ khi có sự cố lớn.

Cùng với các vấn đề về vệ sinh, việc cởi giày trên chuyến bay có thể gây nguy hiểm do nguy cơ giày dép làm lộn xộn lối đi hoặc mọi người phải di chuyển mà không có giày dép trong trường hợp khẩn cấp.

"Bạn nên đi giày trong suốt quá trình cất cánh và hạ cánh, vì đó là giai đoạn nguy hiểm nhất của chuyến bay", một tiếp viên hàng không của Qatar Airways nói.

Theo Vi Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khám phá những đồi chè có khung cảnh tuyệt đẹp tại Việt Nam

Khám phá những đồi chè có khung cảnh tuyệt đẹp tại Việt Nam

Mỗi đồi chè tại Việt Nam đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, từ những cánh đồng chè rộng lớn đến những đồi chè uốn lượn trên các sườn đồi. Đây không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi sản xuất ra những loại chè chất lượng cao, mang đậm hương vị đặc trưng của từng vùng miền.
Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

(GLO)- Để lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar đến với du khách, chị Đinh Thị Văn (SN 1985, trú tại làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ với mục đích tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo.
Trang mới cho du lịch cộng đồng

Trang mới cho du lịch cộng đồng

(GLO)- Năm 2019, Gia Lai ra mắt sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) từ dự án “Di sản kết nối” do Hội đồng Anh tài trợ với kinh phí 1,3 tỷ đồng.