Lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai "thất sủng" ở U23 Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- U23 Việt Nam dưới bàn tay chèo lái của huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đã giành quyền vào chơi ở vòng chung kết Giải U23 châu Á 2022. Đây là tin vui cho bóng đá Việt Nam nhưng với lò đào tạo trẻ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) JMG lại là nỗi ngậm ngùi bởi các cầu thủ của họ ngày càng “thất sủng” ở U23 Việt Nam.
Lò đào tạo của HAGL vốn được đánh giá cao bởi nguồn cung dồi dào cho các cấp độ đội tuyển. Đặc biệt, từ khi bầu Đức thành lập Học viện Bóng đá HAGL-Arsenal JMG (hiện đổi tên thành HAGL JMG), học viên của học viện này luôn chiếm số đông ở các đội tuyển. Dưới thời HLV Park Hang-seo, mỗi lần đội tuyển quốc gia tập trung đều có 6-7 vị trí thuộc biên chế HAGL. Riêng tập thể U23 Việt Nam từng tạo nên kỳ tích tại Giải U23 châu Á năm 2018, HAGL đóng góp đến 6 cái tên gồm: Xuân Trường, Công Phượng, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy và Ngọc Quang.
Vốn hùng hậu là thế, nhưng khi đội tuyển U23 Việt Nam được triệu tập để chuẩn bị cho vòng loại Giải U23 châu Á 2022, HAGL chỉ có 2 cái tên góp mặt gồm Quang Nho và Bảo Toàn. Đây cũng là 2 cầu thủ hiếm hoi thuộc khóa 3 của Học viện HAGL JMG được tạo điều kiện chơi ở V.League trong 2 mùa giải vừa qua. Tuy nhiên, đến phút chót, Quang Nho đã phải chia tay đội tuyển. Ở 2 trận đấu vòng loại vừa kết thúc, Bảo Toàn lại không được HLV Park Hang-seo tin dùng ở đội hình xuất phát mà chỉ vào sân từ ghế dự bị. 
Trước đó, tại SEA Games 2019, khi U23 Việt Nam viết nên lịch sử với tấm huy chương vàng, HAGL cũng chỉ có 2 cầu thủ góp mặt là Việt Hưng và Thanh Sơn. Nhưng họ đều không phải là lựa chọn số một của HLV Park Hang-seo. 
Việc “thất sủng” ở đội U23 Việt Nam có lẽ phản ánh đúng thực trạng của các cầu thủ trẻ từ lò đào tạo HAGL JMG. Bởi thực tế, ở các giải trẻ trong nước, HAGL cũng chơi khá bết bát. Với lứa U21, năm 2019, họ lọt vào vòng chung kết nhưng bị loại ngay từ vòng bảng sau 3 trận toàn thua. Năm 2020, với một tập thể được đánh giá cao, lại thi đấu vòng loại khu vực ngay trên sân nhà Pleiku nhưng thậm chí họ không thể giành vé đến vòng chung kết quốc gia.
Các cầu thủ khóa 3 của Học viện HAGL JMG không chiếm được vị trí tại các đội tuyển trẻ. Ảnh: Minh Trần
Các cầu thủ khóa 3 của Học viện HAGL JMG không chiếm được vị trí tại các đội tuyển trẻ. Ảnh: Minh Trần
Vậy đâu là nguyên nhân khiến một lò đào tạo lừng danh như HAGL lại thiếu hụt tài năng và trở nên yếu thế đến vậy trước các trung tâm đào tạo khác? Thực tế, ở khóa 1 và 2 của Học viện HAGL-Arsenal JMG, lứa cầu thủ Công Phượng, Tuấn Anh được hưởng những đãi ngộ cùng chế độ đào tạo như mơ. Họ được bầu Đức tập trung hết mức từ việc áp dụng giáo án của hệ thống đào tạo JMG trên toàn cầu cùng sự hỗ trợ của Câu lạc bộ Arsenal với những chuyên gia nước ngoài; được đi tập huấn ở nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp, Bỉ… hay Nhật Bản và có cơ hội cọ xát với những tài năng tầm cỡ thế giới trong một thời gian dài. Bầu Đức cũng chịu chi khi mời các học viện nằm trong hệ thống JMG đến Việt Nam thi đấu với những “gà nòi” của mình.
Thế nhưng, những điều đó đã không còn được áp dụng sau 2 lứa cầu thủ đầu tiên của lò HAGL. Một trong những nguyên nhân khách quan khác là quá trình tuyển chọn đầu vào trong các khóa kế cận của HAGL cũng hụt hơi so với nhiều trung tâm đào tạo khác dẫn đến chất lượng cầu thủ không ưng ý. Đặc biệt, một HLV nổi tiếng với nghiệp “gõ đầu trẻ” như Guillaume Graechen cũng đã chia tay HAGL sau 14 năm gắn bó. Dù không thành công trong việc cầm quân nhưng tài năng của ông thầy người Pháp trong quá trình đào tạo những ngôi sao của bóng đá Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Hiện tại, các tài năng trẻ của Học viện được dẫn dắt bởi những HLV nội vốn là cựu cầu thủ HAGL như Trịnh Duy Quang, Chu Ngọc Cảnh…
Đội bóng Phố núi vừa cho Hải Phòng mượn hàng loạt cầu thủ thường ngồi trên ghế dự bị ở V.League 2021. Rất có thể sau quyết định đó, nhiều cầu thủ trẻ sẽ được đôn lên đội 1 để HLV Kiatisak trui rèn với hy vọng vực dậy uy tín của một lò đào tạo một thời danh tiếng. 
LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.