Khám phá hồ Lắk - Hồ nước ngọt lớn nhất của Tây Nguyên đại ngàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đứng trên cao nhìn xuống, mặt hồ Lắk rộng lớn, phẳng lặng, phản chiếu hình bóng của núi rừng, mang đến cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ nhưng bình yên và thơ mộng.
Khung cảnh Hồ Lắk khi hoàng hôn buông (Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh/TTXVN)

Khung cảnh Hồ Lắk khi hoàng hôn buông (Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh/TTXVN)

Hồ Lắk nằm ở thị trấn Liên Sơn, thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, là hồ nước ngọt lớn nhất ở Tây Nguyên và lớn thứ hai ở Việt Nam, chỉ đứng sau hồ Ba Bể ở Bắc Kạn.

Với diện tích khoảng 6,2 km2, nằm ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển, đây được coi là hồ tự nhiên có độ rộng lớn hơn cả Biển Hồ của Gia Lai, đem lại cảm giác choáng ngợp cho du khách khi đặt chân đến đây.

1. Truyền thuyết về tên hồ

Theo truyền thuyết hồ Lắk được tạo ra bởi anh hùng Lắk Liêng người dân tộc M'Nông. Theo người M’Nông từ ngàn xưa, thần nước và thần lửa tương sinh tương khắc đã quyết chiến với nhau rất kịch liệt. Tuy người chiến thắng cuối cùng là thần lửa nhưng hậu quả để lại là hạn hán kéo dài khiến người dân M’Nông lâm vào đói khổ.

Giữa cuộc chiến khốc liệt, con trai của thần lửa và một người con gái M’Nông được sinh ra. Để chuộc lại lỗi lầm của cha, chàng quyết định đi tìm nguồn nước cứu sống dân làng.

Sau một thời gian dài ròng rã vẫn chưa có kết quả, chàng vô tình gặp và cứu một chú lươn con bị mắc kẹt trong khe đá. Chú lươn sau khi được giải thoát đã dẫn chàng đến một hồ nước mênh mông xanh biếc và sau đó, người M’Nông đã đến định cư tại đây. Địa điểm đó chính là hồ Lắk.

Du khách cưỡi voi dạo hồ Lắk. (Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh/TTXVN) 2. Nên đến hồ Lắk vào thời điểm nào?

Du khách cưỡi voi dạo hồ Lắk. (Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh/TTXVN) 2. Nên đến hồ Lắk vào thời điểm nào?

2. Nên đến hồ Lắk vào thời điểm nào?

Hồ Lắk nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 60km. Nguồn cung cấp nước chính của hồ đến từ sông Krông Ana. Xung quanh hồ có một cánh rừng nguyên sinh rộng lớn bao phủ với thảm động thực vật đa dạng. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, đem đến cảm giác bình yên và vô cùng lãng mạn.

Khí hậu ở Buôn Ma Thuột chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa, bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt và những cơn mưa bất chợt có thể làm gián đoạn hành trình khám phá của bạn. Bởi vậy, đây không phải thời điểm lý tưởng cho chuyến du lịch của bạn.

Theo kinh nghiệm du lịch Hồ Lắk, du khách nên đến thăm quan từ khoảng tháng 9 đến 12, vì lúc này mặt hồ dâng cao, cây cối xanh tốt và thời tiết cũng vô cùng thuận lợi.

Du khách trải nghiệm đánh cá trên Hồ Lắk bằng thuyền độc mộc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh/TTXVN) 3. Những trải nghiệm hấp dẫn tại Hồ Lắk

Du khách trải nghiệm đánh cá trên Hồ Lắk bằng thuyền độc mộc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh/TTXVN) 3. Những trải nghiệm hấp dẫn tại Hồ Lắk

3. Những trải nghiệm hấp dẫn tại Hồ Lắk

Không chỉ được ngắm cảnh, tận hưởng không khí trong lành, khi đến hồ Lắk du khách còn được khám phá và trải nghiệm những hoạt động thú vị, hấp dẫn.

Tham quan biệt điện vua Bảo Đại

Nằm trên một ngọn đồi cao với tầm nhìn đẹp ra hồ Lắk rộng lớn, biệt điện nghỉ mát này là một trong hai công trình lịch sử quan trọng tại Đắk Lắk với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nét kiến trúc sang trọng.

Chỉ cần đứng tại đây và phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh thiên nhiên bao quanh hồ.

Biệt thự gồm 3 tầng với không gian hiện đại cùng nhiều cửa sổ lớn. Bạn có thể nghỉ chân tại nhà hàng ở tầng một, sau đó đi thăm nơi vua Bảo Đại từng ở trên tầng 2 và thăm quan các phòng nghỉ lưu trú qua đêm tại tầng 3.

Quang cảnh bình yên bên Hồ Lắk. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Quang cảnh bình yên bên Hồ Lắk. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc

Khu vực xung quanh hồ là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em tại tỉnh Đắk Lắk. Những buôn làng của người M’Nông như buôn Jun, buôn Lê, buôn M’Liêng,… cũng là một điểm đến được nhiều du khách yêu thích.

Về kiến trúc, các ngôi nhà ở buôn Jun vẫn được thiết kế theo kiểu truyền thống với cấu trúc dài, vật liệu gỗ và phần mái lợp cỏ tranh. Các vật dụng khác như ché cổ hay cồng chiêng cũng tái hiện một cách sinh động nếp sống thường ngày của người dân địa phương. Với những nét đẹp văn hóa đó, các buôn làng này luôn là điểm tham quan nổi bật và được nhiều du khách yêu thích.

Buôn Jun, điểm du lịch ấn tượng với du khách khi muốn tìm hiểu, khám phá nét đẹp văn hóa của Buôn làng cổ Tây Nguyên. (Ảnh: Anh Dũng/TTXVN)

Buôn Jun, điểm du lịch ấn tượng với du khách khi muốn tìm hiểu, khám phá nét đẹp văn hóa của Buôn làng cổ Tây Nguyên. (Ảnh: Anh Dũng/TTXVN)

Dù trải qua nhiều biến động của thời gian nhưng các buôn làng này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, giúp khách du lịch hiểu hơn về bản sắc văn hóa địa phương.

Đến các buôn làng, du khách sẽ được tìm hiểu về nếp sống, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thông qua các vật dụng như chiêng, ché cổ được tái hiện một cách sinh động.

Ngoài ra, du khách còn được biết thêm về nét văn hóa truyền thống độc đáo như biểu diễn cồng chiêng, nhảy xoang, hát dân ca, múa lửa, uống rượu cần, dệt thổ cẩm, thuần dưỡng voi rừng,...

Hồ Lắk không chỉ có giá trị về thủy lợi, thủy sản mà còn có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, văn hóa. (Ảnh: Anh Dũng/TTXVN)

Hồ Lắk không chỉ có giá trị về thủy lợi, thủy sản mà còn có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, văn hóa. (Ảnh: Anh Dũng/TTXVN)

Ẩm thực đặc sắc

Đến với hồ Lắk, du khách thỏa sức thưởng thức các món ăn ngon. Dưới đây là một số đặc sản mà bạn không thể qua.

Chả cá thát lát Hồ Lắk: Thịt chả cá dai giòn tự nhiên hòa quyện cùng hương vị đậm đà có thể chinh phục những thượng đế khó tính nhất.

Gà nướng, cơm lam: Đây được xem là điểm đặc sắc của nền ẩm thực Tây Nguyên. Gà nướng thơm ngon, đậm vị kết hợp cùng lớp cơm lam dẻo ngọt thanh khiến thực hành không thể nào quên.

Cá lóc nướng muối: Cá lóc được đánh bắt ngay tại hồ. Sau đó, cá sẽ được tẩm vị đậm đà rồi đem lên nướng trên bếp than hồng. Cá lóc và rau sống sẽ được cuốn trong lớp bánh tráng mỏng, rồi đem chấm với nước chấm đậm đà.

Rượu cần: Loại rượu nổi tiếng này được người dân tộc đựng trong chum đất lớn và uống thông qua ống cần bằng tre nứa. Du khách đến đây thường mua loại rượu này về làm quà cho bạn bè, người thân.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.