Khách du lịch đi chợ nổi Cái Răng tăng 15%/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chợ nổi Cái Răng có 250-300 ghe tàu mua bán và 8 điểm thu mua nông sản trên bờ. Cao điểm, lượng nông sản được tiêu thụ tại chợ nổi từ 1.000 - 2.000 tấn/tháng.

Khách du lịch tham quan chợ nổi Cái Răng - Ảnh: TRUNG PHẠM
Khách du lịch tham quan chợ nổi Cái Răng - Ảnh: TRUNG PHẠM


Ngày 15-10, Ban chỉ đạo Phát triển du lịch TP Cần Thơ sơ kết đề án Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng và tìm giải pháp để bảo tồn chợ nổi.

Ông Lê Văn Hoàng, trưởng Phòng văn hóa - thông tin quận Cái Răng, cho biết đề án Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng có 13 hạng mục công trình. Đến nay, đã bố trí ghe thu gom rác trên sông, nhà vệ sinh công cộng, cùng với đó là xây dựng cầu tàu, bố trí quầy hàng nổi trên sông bán quà lưu niệm, đặc sản địa phương để phục vụ khách tham quan chợ nổi.

Nhằm giúp những người buôn bán trên chợ nổi Cái Răng, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP Cần Thơ, đã cho 498 hộ vay ưu đãi với số tiền gần 26 tỉ đồng.

Ông Hoàng nhận định sản lượng hàng hóa, nông sản tiêu thụ tại chợ nổi Cái Răng dần ổn định với 250-300 ghe tàu mua bán và 8 điểm thu mua nông sản trên bờ cạnh chợ nổi. Cao điểm, lượng nông sản được tiêu thụ tại chợ nổi từ 1.000-2.000 tấn/tháng.

"Số lượng tàu du lịch, khách du lịch đến tham quan không ngừng tăng (15%). Sản phẩm, dịch vụ du lịch tại chợ nổi phát triển mạnh, đa dạng và phong phú đã đáp ứng nhu cầu của khách tham quan" - ông Hoàng thông tin.

Để bảo tồn chợ nổi, soạn giả Nhâm Hùng cho rằng công trình bờ kè đi dọc chợ nổi Cái Răng cần phải thiết kế đặc thù, thuận tiện cho việc giao thương, giữ được không gian "trên bến dưới thuyền".

Đồng thời, ông cũng gợi mở nên mạnh dạn thử nghiệm mô hình du lịch đường sông Cần Thơ gắn với chợ nổi Cái Răng về đêm như một cách làm kinh tế đêm trên sông nước, có thể là "đêm trăng chợ nổi" hay "đêm hò Cần Thơ và tài tử trên sông".

Trong khi đó, PGS.TS Lưu Thanh Đức Hải, phó trưởng khoa kinh tế Trường đại học Cần Thơ, cho rằng cần quan tâm vai trò của doanh nghiệp đầu tư vào chợ nổi. Phải liên kết chuỗi cung ứng dịch vụ đường sông để phân vai, hợp tác trách nhiệm cùng chung lợi ích.

"Cần sản phẩm du lịch có điểm nhấn cần thiết tại chợ nổi Cái Răng, tái hiện mua bán trên sông có biểu diễn như gọt khóm điêu luyện hay tổ chức trò chơi trên sông" - PGS.TS Hải đề xuất.

Theo LÊ DÂN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Ẩm thực xứ Phù Tang : Đạo Trà và 'Đạo' Rượu

Ẩm thực xứ Phù Tang : Đạo Trà và 'Đạo' Rượu

Chuyến đi Nhật lần này, tôi được thực hành trà đạo. Nghệ thuật uống trà thì nhiều nước có mà đầu tiên phải nhắc tới Trung Quốc. Tuy nhiên, phải thấy là mặc dù chỉ là người tiếp thu nghệ thuật đó từ người Hoa nhưng người Nhật phát triển nó cao xa thêm nhiều khiến chỉ ở họ mới có Trà Đạo.

Việt Nam là điểm đến được du khách Đức yêu thích

Việt Nam là điểm đến được du khách Đức yêu thích

Năm 2023, khách Đức đứng thứ 3 trong số các thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu. Mới đây, việc mở thêm đường bay thẳng từ Hà Nội và TPHCM tới Munich, Đức giúp khách du lịch có thể đến 2 thành phố này dễ dàng để trải nghiệm những địa điểm du lịch nổi tiếng và đẹp nhất.

Cấp 'hộ chiếu' tham quan rừng

Cấp 'hộ chiếu' tham quan rừng

Chủ trương phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng của ngành lâm nghiệp đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, DN và cộng đồng xã hội. Vào rừng để tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế rừng phát triển, qua đó, góp phần giáo dục, bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững…

“Săn mây” trong phố

“Săn mây” trong phố

(GLO)- “Săn mây” là cụm từ khá quen thuộc, thậm chí trở thành xu hướng tìm kiếm hiện nay, bởi những tấm ảnh chụp cùng sương mờ giăng giăng lãng đãng núi đồi thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.