Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ là 1 trong gần 20 chương trình tín dụng do Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Kbang thực hiện. Chương trình đã giúp người có thu nhập thấp ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.

Trò chuyện cùng tôi trong căn nhà mới khang trang, chị Hoàng Thị Trà-giáo viên Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Kbang) không giấu được niềm vui. Chị cho hay: “Từ khi lập gia đình tới nay đã gần 10 năm, vợ chồng tôi vẫn ở trong căn nhà tạm tại tổ 5, thị trấn Kbang. Khi biết được chủ trương cho vay nhà ở xã hội, tôi được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay 400 triệu đồng. Cùng với số vốn tích lũy được, cuối năm 2022, gia đình đã xây dựng được ngôi nhà mới có diện tích 100 m. Nếu không được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi này thì vợ chồng tôi chưa dám nghĩ tới chuyện xây nhà bởi kinh tế gia đình còn khó khăn”.

Cùng chung niềm vui được sở hữu ngôi nhà mới là gia đình chị Đoàn Thị Thanh Nga (tổ 9, thị trấn Kbang). Chị Nga cho hay: “Tôi là giáo viên mầm non ở xã Nghĩa An, huyện Kbang. Chồng tôi không có nghề nghiệp ổn định, trong khi con còn nhỏ nên điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn. Khi biết Nhà nước có chủ trương hỗ trợ viên chức vay vốn ưu đãi để làm nhà, chúng tôi mừng lắm. Gia đình tôi được vay 400 triệu đồng, mỗi tháng trả tiền lãi và tiền gốc rồi thì cũng còn một phần đủ để trang trải cuộc sống. Mục tiêu có nhà ở ổn định của gia đình tôi được thực hiện sớm hơn so với dự định là nhờ tiếp cận được nguồn vốn của chương trình này”.

Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội  ảnh 1

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình chị Hoàng Thị Trà đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang. Ảnh: Công Đạo

Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP không chỉ áp dụng đối với hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị mà còn dành cho công chức, viên chức có thu nhập thấp; mức cho vay để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. Tính ưu việt của chương trình là lãi suất chỉ 4,8%/năm (0,4%/tháng) và thời gian cho vay dài (tối đa 25 năm), phù hợp với khả năng trả nợ của người vay vốn. Người vay cần có đủ hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; có thiết kế dự toán hoặc phương án tính toán giá thành theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Tính đến hết tháng 12-2022, tổng nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Kbang là 8 tỷ đồng, với 20 khách hàng được thụ hưởng; 100% nguồn vốn đều sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả thiết thực, không phát sinh nợ quá hạn theo phân kỳ.

Bà Đinh Thị Thu Hiền-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện-cho biết: “Thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành tham mưu giúp lãnh đạo huyện chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền để các đối tượng nắm được chủ trương này. Năm 2023, chúng tôi dự kiến cho gần 50 hộ vay với số tiền khoảng 20 tỷ đồng. Hy vọng sẽ có thêm nhiều người tiếp cận với nguồn vốn để hiện thực hóa ước mơ về nhà ở, góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn”.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện xóm tôi

Chuyện xóm tôi

(GLO)- Xóm tôi cách trung tâm thị trấn Kông Chro (tỉnh Gia Lai) không xa lắm, nhưng mới chỉ có 8 hộ dân sinh sống, tuyến đường lại mới được mở, xung quanh chưa có các cơ sở dịch vụ. Hiện nay, khu vực gia đình tôi ở chưa được Nhà nước đầu tư về nước sạch, các hộ dân đều sử dụng nước giếng trong sinh hoạt hàng ngày, nước mưa để nấu ăn, nước đóng bình để uống.

Nữ cán bộ “hai giỏi”

Nữ cán bộ “hai giỏi”

(GLO)- Nhanh nhẹn, hoạt bát, gương mẫu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương là nhận xét của cán bộ và người dân về chị H’Tinh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ia Lang, phường Chi Lăng, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai).

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

(GLO)- Năm 2022, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bố trí 292 triệu đồng để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015-2025” theo quyết định 498/QĐ-TTg, ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 498).
Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

(GLO)- Chiều 21-2, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I (2021-2025). Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

(GLO)- Cô gái nằm cùng phòng với em gái tôi ở khoa sản bệnh viện tầm 28 tuổi. Nghe cô ấy than vãn đau vì phải dùng máy hút sữa, tôi an ủi: “Cố lên em. Mai mốt con khỏe về bú trực tiếp thì không bị đau nữa”. Cô gái liền trả lời: “Em không cho con em bú trực tiếp đâu, sợ nó bám mẹ. Về nhà, em cũng sẽ cho ngủ riêng. Em còn phải đi làm nữa, con bám làm sao mà đi được. Con của chị bạn em, chị ấy cho bú trực tiếp đến 24 tháng. Bây giờ đi đâu, con bé cũng nhõng nhẽo, nước mắt lưng tròng đòi theo”.
Nay Kai-Hòa giải viên “hai giỏi”

Nay Kai-Hòa giải viên “hai giỏi”

(GLO)- Đã bước sang tuổi 67 nhưng ông Nay Kai (buôn Hiao, xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa) vẫn rất nhiệt tình với công tác xã hội. Không chỉ là hòa giải viên công tâm, ông còn là gương sáng trong phát triển kinh tế và nuôi dạy con cháu.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

(GLO)- Xác định công tác xây dựng gia đình văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững, năm 2023, ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác này.

Cần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ

Cần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ

(GLO)- Những ngày qua, đoạn clip tham gia game show hẹn hò của anh chàng người Huế từ năm 2021 lại được cộng đồng mạng tiếp tục chia sẻ. Quan điểm “sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai”, đàn ông ngồi mâm trên, phụ nữ ngồi mâm dưới tiếp tục bị “ném đá” tơi tả vì lạc hậu, bảo thủ và quá nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Chung tay hỗ trợ người nghèo

Chung tay hỗ trợ người nghèo

(GLO)- Các chính sách, chương trình giảm nghèo không chỉ được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm thực hiện mà còn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các hội, đoàn thể, sự đồng hành của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
“Thủ lĩnh của sự thay đổi”

“Thủ lĩnh của sự thay đổi”

(GLO)- Đầu tháng 1-2023, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” điểm cấp tỉnh tại Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Chư Drăng, huyện Krông Pa). Tiếp đó, Hội LHPN huyện Krông Pa phối hợp với Trường THCS Kpă Klơng (xã Chư Ngọc) ra mắt CLB điểm cấp huyện.
Tết năm nay, chị Nữ (bìa trái) và gia đình quyết định ở lại đón Tết tại Pleiku và sẽ bắt đầu đi làm lại từ ngày mồng 2 Tết để có thu nhập. Ảnh: Nhật Hào

Những người chọn đón Tết xa quê

(GLO)- Những ngày giáp Tết, nhiều người con lao động xa nhà đã lên xe về quê đoàn tụ cùng gia đình. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn nhiều người xa xứ lặng lẽ ở lại “Quê hương thứ 2” để đi làm kiếm thêm thu nhập lo cho bản thân và gia đình trong năm mới.