Ích lợi của lá trầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nguồn phong phú chất chống ô xy hóa trong lá trầu làm giảm tình trạng ô xy hóa, giúp làm lành những vết xây xát do bị thương nhẹ.
 

 

Bạn nên hỏi ý kiến nhà chuyên môn, xem có thể bôi một ít nước ép lá trầu lên vết thương, sau đó đắp thêm vài lá trầu rồi dùng băng quấn lại. Tình trạng có thể đỡ hẳn trong 1 - 2 ngày.

Lá trầu chứa nhiều chất polyphenol, đặc biệt là chavicol, là chất kháng viêm rất tốt. Thoa nước ép từ lá trầu lên vùng bị đau khớp, sẽ giúp giảm viêm khớp.

Dùng tinh dầu lá trầu xoa bụng có tác dụng kích thích tiêu hóa. Lá trầu cũng có đặc tính kháng khuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nghiên cứu cho thấy nhai một ít lá trầu giúp tăng tiết nước bọt, từ đó làm giảm sự phát triển của vi khuẩn đường miệng bằng cách khôi phục lại mức độ kiềm pH.

Lá trầu tăng cường quá trình trao đổi chất, làm tăng tiết dịch tiêu hóa và loại bỏ lượng nước dư thừa cũng như chất độc ra khỏi cơ thể. Thành phần chất xơ trong lá trầu giúp giảm bớt táo bón cũng như làm giảm mỡ cơ thể. Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu giúp điều trị cảm lạnh và các vấn đề liên quan như đau, viêm họng. Nhưng cách sử dụng cụ thể cho những trường hợp này, nên hỏi ý kiến nhà chuyên môn.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ 'đại bổ' nhưng những người này ăn vào chẳng khác gì tự đầu độc

Táo đỏ (táo tàu) từ lâu đã được xem là một loại ‘thần dược’ với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ máu, an thần, tăng cường miễn dịch,…Tuy nhiên, một số người cần đặc biệt thận trọng hoặc tránh xa táo đỏ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.