Ia O nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo dự kiến, cuối năm 2020, Ia O (huyện Ia Grai, Gia Lai) sẽ là xã biên giới tiếp theo (sau xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) về đích nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, đến nay, Ia O mới chỉ đạt 8/19 tiêu chí. Do đó, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đang nỗ lực để “cán đích” NTM đúng lộ trình đề ra.
Nỗ lực giảm nghèo
So với nhiều địa phương trong tỉnh, xã Ia O có hệ thống giao thông khá thuận lợi với 100% trục đường xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% đường thôn, xóm đã được cứng hóa đạt chuẩn; 54,92% đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa. Ngay cả trục đường nội đồng cũng đã được cứng hóa 91,72%, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như phương tiện lưu thông. Tuy nhiên, theo ông Siu Nghiệp-Chủ tịch UBND xã Ia O, khó khăn nhất hiện nay là mỗi năm phải phấn đấu giảm 3% số hộ nghèo còn lại (khoảng trên 100 hộ) như kế hoạch của UBND huyện. Cụ thể, xã hiện còn 346 hộ nghèo (chiếm khoảng 11%), trong đó, hộ dân tộc thiểu số nghèo chiếm 68% tổng số hộ nghèo. Song thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào cây điều, cây mì mà giá cả lại bấp bênh; một số hộ vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại, thậm chí không muốn thoát nghèo nên việc giảm nghèo khá nan giải. Chưa kể, xã còn có một xóm các hộ bị bệnh phong thuộc làng Lân với 19 hộ/47 khẩu không đất sản xuất, không nghề nghiệp, sống hoàn toàn bằng trợ cấp hàng tháng.
 Hệ thống giao thông ở xã Ia O đã được đầu tư hoàn thiện. Ảnh: P.D
Hệ thống giao thông ở xã Ia O đã được đầu tư hoàn thiện. Ảnh: P.D
Để giải “bài toán” giảm nghèo bền vững, hàng năm, xã đều tổ chức rà soát hộ nghèo, tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp phù hợp; đồng thời phân công Đảng ủy viên phụ trách thôn làng bám nắm tình hình để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ nâng cao nhận thức, quyết tâm thoát nghèo. Cùng với đó, xã cũng triển khai đồng loạt các giải pháp như tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội; phối hợp với các đội sản xuất của các công ty trực thuộc Binh đoàn 15 đứng chân trên địa bàn (Công ty 715, Công ty 75, Công ty 74) tạo việc làm cho người dân; huy động sự  hỗ trợ của các doanh nghiệp... Từ đầu năm đến nay, xã đã tạo điều kiện cho gần 50 hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi; giúp trên 50 cặp vợ chồng vào làm công nhân khai thác mủ cao su ở các công ty thuộc Binh đoàn 15. Bên cạnh đó, từ nguồn ngân sách của huyện, 13 hộ nghèo đã được cấp bò giống. Dự kiến đến cuối năm 2018, huyện sẽ tiếp tục cấp 9 cặp bò giống cho 9 gia đình chính sách nghèo và 32 con bò cho hộ nghèo. Là hộ chính sách nghèo ở làng Bi được huyện hỗ trợ 50 triệu đồng xây nhà tình nghĩa, ông Ksor Hoạch phấn khởi cho biết: “Mình già rồi, lại đau ốm miết, cả gia đình 5 miệng ăn chỉ trông vào mấy sào điều nên không có tiền xây nhà. Nhờ có huyện, xã hỗ trợ, mình sắp có nhà mới để ở”.
Phấn đấu hoàn thành các tiêu chí
Tính đến cuối tháng 5-2018, xã Ia O mới đạt 8/19 tiêu chí nông thôn mới gồm: giao thông, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, lao động có việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa. Từ nay đến cuối năm, xã phấn đấu hoàn thành thêm 3 tiêu chí: cơ sở vật chất văn hóa, tổ chức sản xuất và quy hoạch.
Trao đổi thêm về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Ia O cho biết: Đối với tiêu chí quy hoạch, xã đã trình cấp trên chờ phê duyệt. Còn về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, xã đã có hội trường văn hóa đa năng và khu thể thao đảm bảo diện tích, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn; 100% thôn, làng có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng... Xã cũng đã đề nghị các cá nhân, doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ, đầu tư trang-thiết bị trong nhà văn hóa của xã, nhà sinh hoạt cộng đồng các thôn, làng hoàn thiện hơn để có nơi sinh hoạt, hội họp. Riêng tiêu chí tổ chức sản xuất, trên địa bàn xã có 11 hộ nuôi cá lồng ở hồ thủy điện Sê San. Xã đã vận động được 7/11 hộ tham gia hợp tác xã. Thời gian tới, xã tiếp tục vận động các hộ còn lại tham gia hợp tác xã và tuyên truyền để không chỉ các hộ người Kinh mà các hộ dân tộc thiểu số cũng tham gia nuôi cá nhằm phát triển kinh tế gia đình.
Ngoài ra, xã cũng đẩy mạnh việc hướng dẫn các hộ sử dụng vốn vay ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất hợp lý; hướng bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mang lại nguồn thu cao, như: chuyển diện tích cây điều kém hiệu quả sang trồng cao su,  trồng giống mì có năng suất cao, tái canh cà phê... Mặt khác, các ban, ngành, đoàn thể trong xã cũng tăng cường vận động nhân dân tổng dọn vệ sinh, thu gom rác thải, khơi thông hệ thống rãnh thoát nước để đảm bảo môi trường sống...
Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.