Hết hồn với các món ăn kinh dị của người dân tộc Mường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bọ xít, nòng nọc, sâu măng....là những món ăn kinh dị của người dân tộc Mường chỉ nhìn đã thấy sợ hãi. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, những món ăn này rất tốt cho sức khỏe.
 
Người Mường ở miền Tây Thanh Hóa từ lâu đã có thói quen ăn nòng nọc (theo tiếng địa phương là bu bu hoặc bâu bâu). Vào các tháng 6 đến 11 âm lịch hàng năm, người địa phương thường vào rừng từ đầu giờ sáng hoặc lúc chiều muộn để bắt nòng nọc.
 
Những con nòng nọc do loài ếch đá trong rừng đẻ vào các tháng mùa mưa thường béo tròn, to bằng ngón tay, khác hẳn nòng nọc dưới xuôi.
 
Nòng nọc bắt về được chế biến thành nhiều món khác nhau như đồ xôi hay om măng chua.
 
Sâu măng: Những món ăn kinh dị được liệt vào hàng ghê nhất nhì đất Mường của Hòa Bình là các loại sâu non. Đầu tiên là món sâu nấu măng. Món này là đặc trưng ở huyện Lạc Sơn, nhất là các xã giáp mạn Thanh Hóa và nước bạn Lào.
 
Khoảng tháng 9 và tháng 10 dương lịch là mùa sâu măng to béo nhất. Lúc đó, người dân Hòa Bình lại vác dao vào rừng tìm măng và bắt sâu. Sâu to bằng đầu đũa, dài khoảng 5 -7cm.
 
Trước khi chế biến sâu được rửa bằng nước vo gạo hoặc nước vôi để khử trùng. Món sâu măng được người Mường ưa thích nhất là nấu cùng lá chanh. Đây là món đặc sản của người Mường thường dùng để làm cỗ đón tiếp khách quý.
 
Bọ xít: Du khách đến xứ Mường đều không thể quên món ăn được liệt vào hàng gớm nhất có tên: Bữa tiệc côn trùng. Côn trùng ở đây là những con bọ xít hôi. Bọ xít thường xuất hiện nhiều khi cây nhãn, vải nở hoa và người dân địa phương thường dùng vợt để bắt.
 
Để chế biến được món bọ xít người ta phải rất cẩn thận khi nặn dịch hôi trong bụng của nó vì nếu để dịch này bắn vào mắt sẽ dẫn đến mù lòa. Bọ xít được rửa bằng nước vôi để khử mùi hôi cũng như làm sạch, sau đó, cho vào chảo mỡ nóng già rang đến giòn.
 
Canh rau đắng được coi là món ăn đắng nhất của người Mường xứ Thanh. Vị đắng của món này hơn hẳn món rau đắng của người miền Nam, nó khiến người ăn cảm thấy tê người.
 
Công thức chế biến món canh rau đắng rất đơn giản: Lá đắng được thái vụn, thịt thú rừng hay lòng lợn, lòng bò, lòng trâu hoặc thịt gà được băm nhỏ, trộn lẫn những hỗn hợp đó với nhau, ướp gia vị khoảng 30 phút, xào chín hỗn hợp đó rồi đổ nước vào đun sôi trong khoảng 15 phút sẽ được món canh rau đắng tuyệt hảo.
 
Cảm giác đầu tiên là vị đắng ngắt, sau đó là vị cay xè của ớt và dư vị đậm đà của các loại thịt hòa lẫn, cùng mùi vị đặc trưng của thú rừng. Canh đắng có thể giúp thải chất độc trong cơ thể. Món canh đắng còn rất kén người thưởng thức. Nhiều người còn nhắm mắt, rùng mình vì chưa từng ăn món nào đắng đến thế. Ảnh: Internet.
Theo Thảo Nguyên (Kiến Thức)

Có thể bạn quan tâm

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Sau một loạt đường bay mới từ Hàn Quốc và các nước Trung Á, Đông Âu, đảo Ngọc Phú Quốc tiếp tục khẳng định sức hút mới của mình khi đón đường bay thẳng từ Singapore, trở thành điểm đến cuối tuần mới của nhiều du khách quốc tế.

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.